Nội dung chính

    3 cách khảo sát đo gió cho các dự án điện gió ngoài khơi

    03/03/2023

    Lượt xem 269

    Trước khi triển khai các dự án điện gió thì việc khảo sát đo tốc độ gió là vấn đề tiên quyết. So với việc khảo sát gió trên đất liền, các vấn đề về điều kiện thời tiết, vận chuyển, di chuyển… gây ra khó khăn rất lớn tới công việc khảo sát gió ngoài khơi. Hãy cùng CIC tìm hiểu 3 cách khảo sát gió phổ biến hiện nay cho các dự án điện gió ngoài khơi.

    Cách 1: Lắp đặt trạm đo gió ngoài khơi

    Lắp đặt trạm đo gió ngoài khơi là phương pháp phổ biến dùng để khảo sát gió ở vùng biển nông, gần bờ. Để xây dựng được trạm đo gió ngoài khơi, người ta sẽ vận chuyển các cọc bê tông đúc sẵn, vật tư (sắt, lưới, biển báo…) và thiết bị đo gió trên cao. Các trạm đo gió ngoài khơi thường sẽ có loại một cọc, ba cọc và bốn cọc. Các cọc bê tông sẽ được đóng sâu xuống dưới đáy biển, sau đó sẽ tiến hành lắp ráp các vật tư, thiết bị đo gió như đã thiết kế. Các dự án điện gió ngoài khơi thường sử dụng thiết bị đo gió bằng công nghệ Lidar, thiết bị này có ưu điểm gọn,nhẹ, dễ triển khai, cung cấp dữ liệu tin cậy cho việc xác định sản lượng điện tiềm năng của một khu vực.


    Hình 1: Trạm đo gió ngoài khơi

     

    Cách 2: Lắp đặt thiết bị đo gió trên các địa điểm có sẵn ngoài khơi

    Bên cạnh việc lắp đặt trạm đo gió ngoài khơi, các nhà đầu tư có thể tận dụng các địa điểm có sẵn ngoài khơi như Hải đăng, Giàn khoan dầu khí, Hòn đảo... để lắp đặt thiết bị đo gió trên cao. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí và dễ dàng triển khai.


    Hình 2: Thiết bị ZX300
    được Công ty Cổ phần Công Nghệ và Tư Vấn CIC triển khai tại đảo. Chi tiết

     


    Hình 3: Thiết bị ZX300 triển khai trên ngọn hải đăng

     


    Hình 4: Thiết bị ZX300M triển khai trên giàn khoan dầu khí

     

    3. Phao nổi đo gió FLIDAR (Floating Lidar)

    Đối với các dự án ngoài khơi xa bờ và không có các địa điểm có sẵn ngoài khơi thì đây là lựa chọn tối ưu. Phao nổi FLIDAR có khả năng triển khai cho các môi trường ngoài khơi phức tạp và không được bảo dưỡng thường xuyên. Các phao FLIDAR được neo giữ bởi vật nặng dưới đáy biển, kết nối phao và neo giữ là dây cáp chuyên dùng có tính chịu lực siêu bền. Ngoài ra, để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu, các phao nổi FLIDAR sẽ được sản xuất và kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế.


    Hình 5: Phao nổi FLIDAR của hãng RPS

     

    Công ty Cổ phần Công Nghệ và Tư Vấn CIC chuyên cung cấp các giải pháp cho các dự án điện gió.

    Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
    Trung tâm Giải pháp Phần mềm và Thiết bị Công nghệ
    Hotline: 0976 268 036 / 024 3974 1373