Tin chuyên ngành
Trang chủ > Tin tức > Tin chuyên ngành > Bộ Xây dựng ban hành thông tư hướng dẫn quy trình, quy định kiểm kê, báo cáo, thẩm định giảm phát thải KNK ngành Xây dựngNhững xu hướng trong tương lai ngành cơ khí và hệ thống...
Máy bay không người lái trong khai thác mỏ (Mine Drone) cải...
Giới thiệu tài liệu “ Carbon Action Playbook” – Hướng dẫn chiến...
Làm chủ thiết kế tham số với khóa học mới trên IDEA...
CSI Phát Hành SAP2000 v26.2.0 – Cập Nhật Quan Trọng Cho Người...
30/12/2024
Lượt xem 52
Thông tư 13/2024/TT-BXD sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 5/2/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa các cam kết về khí hậu của Việt Nam.
Ảnh minh họa- Nguồn: Vneconomy
Theo Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg ngày 13/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK (cập nhật), ngành Xây dựng có tổng số 229 cơ sở phải thực hiện kiểm kê KNK, trong đó có 80 doanh nghiệp sản xuất xi măng, 26 tòa nhà thương mại và 123 doanh nghiệp sản xuất VLXD khác. Những cơ sở phải thực hiện kiểm kê KNK là các cơ sở phát thải trên 3.000 tấn CO2 tương đương/năm, hoặc là tổng tiêu thụ năng lượng trên 1.000 TOE/năm.
Theo điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, việc kiểm kê KNK cấp cơ sở phải được thực hiện định kỳ theo năm chẵn, thực hiện 2 năm/lần và bắt buộc phải gửi UBND cấp tỉnh trước ngày 31/3 kể từ năm 2025 để thẩm định.
Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ, ngành Xây dựng sẽ phải giảm tối thiểu 74,3 triệu tấn CO2 tương đương đến năm 2023, được hiểu là tính cộng dồn các năm trong giai đoạn từ năm 2021-2030.
Bộ Xây dựng đang căn cứ vào Nghị định số 06/2022/NĐ-CP thực hiện xây dựng kế hoạch giảm phát thải KNK của ngành dựa trên mức tối thiểu là 74,3 triệu tấn CO2 tương đương. Theo tính toán của Viện VLXD, con số mà ngành Xây dựng giảm được có thể lên đến khoảng 100 triệu tấn CO2 tương đương khi chưa có sự hỗ trợ của quốc tế.
Thông tư nhấn mạnh rằng việc kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, bao gồm:
• Đầy đủ: Thực hiện kiểm kê toàn diện tất cả các nguồn phát thải, thu thập đầy đủ dữ liệu và cung cấp giải trình nếu có thay đổi trong danh mục nguồn phát thải.
• Nhất quán: Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính toán và dữ liệu; mọi thay đổi cần được báo cáo minh bạch và đối chứng.
• Minh bạch: Các dữ liệu, phương pháp tính toán và tài liệu liên quan phải được công khai, giải thích rõ ràng và lưu trữ đầy đủ để bảo đảm độ tin cậy.
• Chính xác: Phải áp dụng phương pháp luận khoa học, giảm thiểu sai số và đảm bảo độ tin cậy của kết quả tính toán.
Quy trình kiểm kê khí nhà kính được thực hiện qua 10 bước cụ thể:
1. Xác định phạm vi kiểm kê.
2. Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu.
3. Thu thập dữ liệu hoạt động từ các nguồn phát thải.
4. Chọn hệ số phát thải phù hợp.
5. Tính toán lượng phát thải khí nhà kính.
6. Kiểm soát và đảm bảo chất lượng dữ liệu.
7. Đánh giá độ không chắc chắn trong kết quả.
8. Tính toán lại (nếu cần).
9. Soạn thảo báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
10. Thẩm định và nộp báo cáo kiểm kê.
Bên cạnh việc kiểm kê khí nhà kính, Thông tư 13/2024/TT-BXD còn hướng dẫn chi tiết quy trình đo đạc, báo cáo và thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Các bước bao gồm:
1. Lập kế hoạch thực hiện biện pháp giảm nhẹ phát thải.
2. Đo đạc kết quả thực hiện các biện pháp này.
3. Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Việc ban hành Thông tư 13/2024/TT-BXD này thể hiện cam kết mạnh mẽ của ngành xây dựng trong việc chung tay cùng cả nước thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Thông tư không chỉ cung cấp khung pháp lý rõ ràng mà còn tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và các tổ chức trong ngành thực hiện các biện pháp giảm phát thải hiệu quả, bền vững.
Thông tư 13/2024/TT-BXD được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển xanh, hướng tới một tương lai bền vững hơn cho Việt Nam.
>> Chi tiết Thông tư 13/2024/TT-BXD, xem TẠI ĐÂY