Tin chuyên ngành
Trang chủ > Tin tức > Tin chuyên ngành > CBAM là gì? Lộ trình thực hiện Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM)Tác động của chính sách Net Zero tới kiểm soát lạm phát...
Radiodetection RD8200SG: Tương thích với iOS trong định vị và lập bản...
Ba công nghệ số hóa công trình hàng đầu trong thời đại...
CIC và công ty tư vấn BIM lớn nhất Singapore BIMAGE ký...
5 đặc điểm nổi bật của phần mềm FP FACADE trong thiết...
04/10/2023
Lượt xem 7063
Mới đây, EU chính thức áp dụng Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) giai đoạn 1, áp dụng từ ngày 1/10/2023. Đây còn được gọi là giai đoạn chuyển tiếp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên toàn cầu. Theo đó, các nhà nhập khẩu ở EU sẽ phải báo cáo khối lượng nhập khẩu và lượng phát thải khí nhà kính có trong hàng hóa nhập khẩu, nhưng không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào ở giai đoạn này. Các nhà nhập khẩu đồng thời được yêu cầu thu thập dữ liệu của quý IV/2023 và nộp báo cáo đầu tiên trước ngày 31/1/2024.
Vì thế, chủ động thích ứng hiệu quả với CBAM là bài toán đang đặt ra với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là với các ngành như thép, nhôm, xi măng, phân bón…
CBAM do EU ban hành là một chính sách thương mại về môi trường bao gồm các khoản thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.
Cơ chế này sẽ giúp làm cân bằng giá carbon giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu, nhằm ngăn chặn nguy cơ các doanh nghiệp EU chuyển hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon sang các quốc gia khác để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo (rò rỉ carbon). EU tin rằng cơ chế xanh đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài EU thông qua hệ thống định giá carbon sẽ khuyến khích ngành công nghiệp sạch hơn ở các nước ngoài EU.
Từ ngày 1/10/2023 đến tháng hết 12/2025 là giai đoạn chuyển tiếp của CBAM. Trong giai đoạn này, nhà nhập khẩu tại EU sẽ phải báo cáo hàng quý về lượng khí thải nhà kính của một số sản phẩm nhập khẩu vào EU trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Đợt báo cáo đầu tiên các nhà nhập khẩu phải nộp kết thúc vào ngày 31/01/2024.
Theo quy định của CBAM hiện nay, trong giai đoạn chuyển tiếp, các mặt hàng hiện đang áp dụng cơ chế này bao gồm sắt thép, nhôm, điện, xi măng, phân bón và hydrogen. Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Tuy nhiên, cuối năm 2025 Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đánh giá về hoạt động của CBAM và có thể mở rộng phạm vi sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn.
Trong giai đoạn vận hành từ 2026-2034, các nhà nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM tại EU sẽ phải mua chứng chỉ CBAM. Trước ngày 31/5 hàng năm, nhà nhập khẩu EU phải khai báo về số lượng hàng hóa và lượng phát thải tích hợp trong những hàng hóa được nhập khẩu của năm trước. Đồng thời, nhà nhập khẩu nộp lại số lượng chứng chỉ CBAM tương ứng với lượng phát thải khí nhà kính có trong sản phẩm. Trong giai đoạn này, EU sẽ dần dần loại bỏ việc phân bổ miễn phí hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có thể mua chứng nhận CBAM từ cơ quan có thẩm quyền được chỉ định ở nước sở tại thuộc thành viên liên minh EU và giá của chứng nhận này sẽ căn cứ vào giá trung bình theo tuần của Giá phát thải EU ETS (hiện nay đang ở mức 80-100 EUR/tấn carbon tương đương)
Từ năm 2034, CBAM chính thức vận hành toàn bộ, các nhà máy, doanh nghiệp sẽ không còn được cấp hạn ngạch phát thải CO2 miễn phí và phải nộp 100% phí CBAM.
Hiện nay, CBAM tác động đến các ngành công nghiệp như xi măng, sắt, thép, nhôm, phân bón, hydrogen và điện. Đối với Việt Nam, 4 ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất là Thép, xi măng, phân bón và nhôm. Do đó, đây là một thách thức mới đối với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng này. Sản phẩm xuất khẩu sẽ khó cạnh tranh và giữ được vị thế trên thị trường nếu các doanh nghiệp không nhanh chóng kiểm kê, tính toán phát thải và lên kế hoạch giảm lượng khí thải carbon.
Các doanh nghiệp cần lưu ý rằng, đối với nhóm hàng hóa phức tạp, EU sẽ tính đến cả lượng phát thải của nguyên liệu đầu vào, do đó doanh nghiệp cần kiểm kê, báo cáo chi tiết về nguyên liệu đầu vào cho toàn bộ quá trình sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ chứ không chỉ dừng lại ở quá trình sản xuất.
Để xanh hóa sản xuất, các công ty có thể cân nhắc chuyển đổi sang các phương pháp sản xuất sạch hơn, đầu tư vào các công nghệ và thực hành sạch hơn, chủ động sử dụng các phương pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng điện mặt trời. Điều đó có thể giúp các công ty giảm chi phí sản xuất cũng như giảm lượng khí thải carbon trong sản phẩm, từ đó có thể đáp ứng các tiêu chuẩn xanh và tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian dài.
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh Châu Âu (EU) hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp (2023-2025) và áp dụng cho một số sản phẩm/ngành hàng cụ thể:
Dự kiến CBAM EU sẽ được áp dụng đầy đủ từ năm 2026 và mở rộng sang các sản phẩm khác. Tuy nhiên, danh sách cụ thể các sản phẩm sẽ được bổ sung vẫn chưa được công bố chính thức.
Lưu ý:
THÔNG TIN VỀ CBAM XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ liên quan đến kiểm kê khí nhà kính và chứng nhận môi trường, vui lòng liên hệ:
Trung tâm GPCN ngành Khai khoáng và Vật liệu xây dựng
Mr.Quỳnh: 0866059659 / Ms.Thúy: 0332268626