Tin công ty
Trang chủ > Tin tức > Tin công ty > Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp– Nền tảng cho lộ trình giảm phát thải khí nhà kính25/12/2023
Lượt xem 77
Đây là hội thảo có sự tham gia của Đại diện của Bộ Xây dựng; Đại diện các Bộ, Ngành liên quan cùng Đại diện các Tổ chức nghiên cứu quốc tế biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, các Hiệp hội, các Tập đoàn, Tổng Công ty xây dựng, các chủ đầu tư bất động sản, Ban Quản lý các KCN, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, Doanh nghiệp công nghiệp FDI, các Công ty Năng lượng,..
Toàn cảnh Hội thảo Chuyển đổi xanh ngành Công nghiệp tại Hà Nội
Trước thực trạng biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt. Đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (net zero) là mục tiêu phát triển tất yếu, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Sự thay đổi mới tác động lớn đến thương mại, đầu tư toàn cầu kể từ sau Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Hội nghị COP26).
Tại hội thảo, các đại biểu đưa ra nhiều giải pháp xanh, từ xây dựng hệ sinh thái tác động đến việc xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp, ứng dụng nhiên liệu sạch LNG trong sản xuất công nghiệp; kinh nghiệm thực tế từ những đơn vị đã có hành động hướng tới trung hòa carbon và thực hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội.
Các đại biểu thống nhất cao để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 là cuộc đua net zero vào năm 2050, bên cạnh các nhóm giải pháp kỹ thuật cụ thể được đưa ra thì Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng đã quy định rõ về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp phải tham gia thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo lộ trình. Theo đó, các quy định về kiểm kê phát thải khí nhà kính phải thực hiện từ năm 2023. Bên cạnh đó, các cơ chế hỗ trợ thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải thông qua sàn giao dịch tín chỉ carbon, cơ chế bù trừ tín chỉ carbon... sẽ được áp dụng thử nghiệm từ năm 2025, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm phát, chuyển đổi xanh, hướng đến nền sản xuất bền vững của mình.
Các đại diện các cơ quan quản lý nhà nước cùng các chuyên gia, doanh nghiệp đã chia sẻ những phân tích, nhận định đa chiều, đánh giá khách quan về tầm quan trọng và ý nghĩa của kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất công nghiệp.
Được biết, ngành Xây dựng (hay ngành công nhiệp xây dựng) đóng góp vào phát thải khí nhà kính quốc gia từ hai nguồn chính. Nguồn thứ nhất là phát thải từ quá trình công nghiệp gọi tắt là IP (phát thải khí nhà kính thông qua các phản ứng hóa học) trong sản xuất vật liệu xây dựng, phần lớn là sản xuất xi măng, khí nhà kính phát thải trong quá trình nung clinker.
Nguồn phát thải thứ hai từ quá trình sử dụng năng lượng là nhiên liệu hóa thạch cho các hoạt động và vận hành sản xuất, thương mại gọi là phát thải trực tiếp, thuộc nhóm phát thải năng lượng. Sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng sử dụng năng lượng và lượng lớn nhiên liệu hóa thạch, đất sét.
Bên cạnh đó, việc phát thải từ quá trình sử dụng điện lưới cho các hoạt động sản xuất, thương mại đã được tính đến trong hệ thống kiểm kê quốc gia thuộc nhóm sản xuất năng lượng và được xem là phát thải gián tiếp. Việc giảm nhu cầu sử dụng điện trong hoạt động sản xuất sẽ đóng góp vào giảm nhu cầu sản xuất năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.
Ngoài ra, ngành Xây dựng còn có các nguồn phát thải khi tính đến chuỗi giá trị hay các-bon như sử dụng vật liệu xây dựng trong các tòa nhà, công trình, phát thải rò rỉ khi sử dụng máy lạnh, phát thải khi sử dụng dịch vụ vận chuyển…
Các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị doanh nghiệp sử dụng dữ liệu kiểm kê hướng tới hoạch định chiến lược giảm phát thải; sử dụng giải pháp xanh từ hệ sinh thái tác động đến việc xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp, ứng dụng nhiên liệu sạch LNG trong sản xuất công nghiệp.
Có thể nói, chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay và xu hướng tương lai.