Tin công ty
Home > News > Tin công ty > CIC tổ chức thành công các buổi thử nghiệm thiết bị Radar xuyên đất GPR Georadar tại Hà NộiCIC Workshop: Applying OpenFlows Solutions for Secure, Safe, Efficient Water Industry...
CIC Implements Greenhouse Gas Inventory and EPD for Steel and Cement Industry...
Successfully organized the Seminar: Ansys Multi-Physics Simulation Solutions in Academia & Research
What is an Environmental Product Declaration (EPD)? Benefits and Implementation Process of...
CIC excellently wins 2 Second prizes in the EVNGENCO2 Control Center design...
26/04/2013
Lượt xem 17
Từ ngày 23 - 25/04/2013, Công ty Cổ phần Tin học & Tư vấn Xây dựng (CIC) đã tổ chức thành công các buổi thử nghiệm thiết bị Radar xuyên đất tại Hà Nội với các thông tin chi tiết như sau:
- Đối tượng khách mời: 13 đơn vị là các đơn vị quản lý nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp có quan tâm tới công tác khảo sát, dò tìm công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị (đường ống cấp nước, thoát nước, cáp điện lực, cáp viễn thông,...), tổng cộng khoảng 40 người.
- Số lượng buổi khảo sát: 4 buổi, trung bình 10 khách mời/buổi.
- Địa điểm: Khu đô thị Định Công - Thanh Xuân - Hà Nội.
Thiết bị sử dụng: Thiết bị GPR Detector Duo của Hãng IDS (Italia) với ăngten tần số kép 250 và 700MHz cho phép khảo sát kỹ, chính xác các đối tượng ở cả lớp đất nông và sâu chỉ với 1 lần quét.
- Nội dung:
+ Giới thiệu tổng quan về công nghệ Radar xuyên đất.
+ Giới thiệu khái quát về các bộ phận chính, thao tác tháo lắp thiết bị GPR Detector Duo.
+ Hướng dẫn thao tác vận hành, sử dụng phần mềm khi khảo sát một số khu vực bằng thiết bị GPR, phân tích và giải đoán kết quả GPR thu được.
+ Giải đáp các thắc mắc.
Các khách mời tham gia buổi thử nghiệm đều đánh giá cao công tác tổ chức chu đáo, chuyên nghiệp của Công ty CIC và ấn tượng với các lợi thế của công nghệ GPR trong dò tìm và bản đồ hóa công trình ngầm nói chung và kết quả khảo sát của thiết bị Detector Duo nói riêng.
Công nghệ GPR mặc dù được ứng dụng khá phổ biến trên thế giới trong 30 năm trở lại đây với nhiều mục đích như dò tìm công trình ngầm, xây dựng dân dụng, giao thông, khảo sát địa chất và môi trường, khảo cổ học, an ninh - quân sự, nhưng vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Đối với ứng dụng dò tìm và bản đồ hóa công trình ngầm, công nghệ GPR được đánh giá là sự lựa chọn tốt nhất, với các lợi thế sau:
- Định vị công trình ngầm được cấu tạo từ mọi chất liệu: kim loại hoặc phi kim (PVC, bê tông, ...).
- Xác định chính xác vị trí, chiều sâu của các công trình ngầm.
- Kết quả GPR cho phép phán đoán về hình dạng và chất liệu của công trình ngầm.
- Kết quả trực quan, sinh động.
- Không bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ.
- Phát hiện các bất thường trong cấu trúc ngầm như lỗ rỗng, vùng đất ẩm hoặc sự hiện diện của nước xung quanh các đường ống, qua đó hỗ trợ để phát hiện các vị trí rò rỉ nước.
- Tất cả các kết quả khảo sát (bản đồ radar) có thể được lưu lại trên bộ ghi dữ liệu để xử lý, phân tích thêm hoặc in ra như là một chứng nhận khảo sát.
- Có những phần mềm chuyên dụng hỗ trợ công tác bản đồ hoá công trình ngầm, các bản đồ có thể được chuyển sang dạng CAD/GIS hoàn toàn tự động.
Một số hình ảnh của buổi thử nghiệm thiết bị: