Các nước lo ngại trước những tác động khốc liệt của biến đổi khí hậu (BĐKH); nhấn mạnh ứng phó với BĐKH là trách nhiệm chung, cộng đồng quốc tế cần khẩn trương hành động, tăng cường hợp tác, đoàn kết để giải quyết vấn đề này; kêu gọi giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chuyển đổi xanh công bằng, dành tài chính cân bằng cho thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK). Thế giới vì thế ngày càng hướng đến các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về sử dụng hiệu quả năng lượng và phát thải khí nhà kính (KNK), mục tiêu tiến tới giảm phát thải ròng bằng 0 (net zero). Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung cần làm chủ các giải pháp công nghệ, hướng tới phát triển xanh bền vững, chuẩn bị tốt cho việc đáp ứng các chính sách khí hậu của nhãn hàng, quốc gia hoặc khu vực.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và với sự đồng hành, hỗ trợ đầy đủ của cộng đồng quốc tế, phấn đấu giảm nhanh lượng phát thải khí nhà kính đến 43,5% vào năm 2030 và đạt tỉ lệ năng lượng tái tạo hơn 70% vào năm 2050
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ COP26, 197 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua Hiệp ước Khí hậu Glasgow, với mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,50C đòi hỏi lượng khí nhà kính toàn cầu phải giảm một cách nhanh chóng, trong đó lượng phát thải CO2 phải giảm 45%, CH4 phải giảm 30% vào năm 2030 so với mức của năm 2010 và nhằm đạt trung hòa cacbon (net zero) vào năm 2050, các khí nhà kính (KNK) khác cũng cần phải được giảm sâu. Việt Nam là một trong các quốc gia cam kết thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tại COP28, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ Việt Nam là một trong 30 nước nộp bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), là một trong ba quốc gia đang phát triển đầu tiên tham gia quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) và đang cùng các đối tác quốc tế xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực để công bố tại COP28 với mong muốn đưa mô hình quan hệ đối tác này trở thành hình mẫu, góp phần thúc đẩy xu hướng chuyển đổi năng lượng công bằng trên toàn cầu.
Với hơn 33 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần Công nghệ và tư vấn CIC (trực thuộc Bộ Xây dựng) đã và đang hợp tác với nhiều hãng công nghệ hàng đầu về giải pháp KNK với nhiều chuyên gia uy tín, đã có nhiều năm kinh nghiệm. Từ biến đổi khí hậu đến mục tiêu giảm phát thải carbon để Việt Nam đạt Net Zero (phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050, Công ty CIC đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt, cung cấp trọn bộ các giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất.
Vậy Kiểm kê Khí nhà kính (KNK) là gì? Thực hiện kiểm kê khí nhà kính (KNK) như thế nào? Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm kê khí nhà kính như thế nào? Và trách nhiệm của cơ sở thuộc danh mục, lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (KNK) ra sao?Mời Quý khách hàng theo dõi thông tin chi tiết dưới đây.
Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là gì?
Theo Luật Bảo vệ môi trường, kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Tại sao phải kiểm kê khí nhà kính?
1. Căn cứ pháp lý
– Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
– Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về việc Quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng Ozon có hiệu lực từ ngày 07/01/2022;
– Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07/01//2022 của Bộ Tài nguyên & Môi trường Quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ Môi trường về ứng phó Biến đổi khí hậu có hiệu lực từ ngày 07/01/2022
– Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 18 tháng 01 năm 2022 ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK, trong đó liệt kê 1912 doanh nghiệp thuộc diện phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có hiệu lực từ ngày 18/01/2022.
Dự kiến danh sách này sẽ còn tiếp tục tăng khi các địa phương, bộ ban ngành thực hiện rà soát và bổ sung để đảm bảo tiến trình tiến tới Net Zero vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ tại COP 26.
Theo Nhị định 06/2022/NĐ-CP, có sáu lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gồm: năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông- lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải. Đó là:
Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
b) Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
c) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
d) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
Danh sách các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính các bạn có thể xem tại Phụ lục II-III-IV-V theo Quyết định 01/2022/QĐ-TTg tại đây
Hiện nay, một số thị trường khó tính như Châu Âu cũng đã bắt đầu đưa ra những cơ chế CBAM (thuế carbon) đối với 6 nhóm sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này (gồm Xi măng, Sắt thép, Phân bón, Hidro, Nhôm và điện). Các nhà xuất khẩu cần cung cấp hồ sơ liên quan đến việc kiểm kê phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất để được cấp phép xuất hàng vào EU. Nếu mức phát thải vượt ngưỡng cho phép, sản phẩm sẽ bị đánh thuế carbon hoặc hàng hoá sẽ bị từ chối nếu không đủ hồ sơ CBAM. (Chi tiết về CBAM các bạn xem tại đây)
Lộ trình thực hiện CBAM
2. Lợi ích khi kiểm kê khí nhà kính
- Hoàn thành nghĩa vụ với cơ quan quản lý nhà nước về quản lý môi trường;
- Chủ động nắm bắt được tình hình phát thải của doanh nghiệp;
- Chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình giảm phát thải trong tương lai, hạn chế rủi ro liên quan đến việc phát thải khí nhà kính vượt tiêu chuẩn;
- Tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm liên quan tới biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường;
- Nâng cao hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp.
Tại Hội nghị (COP26), Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 hay còn gọi là Net Zero vào năm 2050.
Các bước kiểm kê khí nhà kính
Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Dưới đây là các mốc thời gian mà doanh nghiệp cần theo dõi và thực hiện các hoạt động liên quan Kiểm kê khí nhà kính quy định trong Nghị định 06/2022/NĐ-CP
- Trước 31/12/2022, Đơn đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát
- Trước ngày 15/1/2023, báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát
- Trước ngày 31/3/2023, cung cấp số liệu hoạt động thông tin liên quan phục vụ KNK
- Từ ngày 1/1/2024, thu gom các chất được kiểm soát khi không còn sử dụng hoặc tiêu hủy
- Ngày 15/1/2024, Báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát
- Trước 31/3/2025, thực hiện kiểm kê KNK cấp cơ sở cho năm 2024
- Trước 1/12/2025, Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê KNK, trước kỳ báo cáo xây dựng báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK
- Trước ngày 31/12/2025, Xây dựng, phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK 2026-2030
Thông tin chi tiết xem tại đây
Dịch vụ kiểm kê phát thải khí nhà kính
1. Dịch vụ tư vấn kiểm kê phát thải khí nhà kính cho toàn công ty
Dịch vụ lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính trên phạm vi toàn công ty (đối với cả 3 phạm vi Scope 1,2,3) tuân thủ Tiêu chuẩn ISO 14064 và theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về việc Quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng Ozon;
2. Dịch vụ tư vấn LCA (Life Cycle Assessment – Đánh giá vòng đời sản phẩm)
LCA là báo cáo kỹ thuật phân tích và đánh giá các tác động toàn diện đến môi trường trong toàn bộ vòng đời một sản phẩm hay dịch vụ từ khâu khai thác nguyên liệu thô đến khi sản xuất, sử dụng và tái chế hoặc bị thải bỏ (nghĩa là: từ lúc mới sinh ra cho đến hết đời). Tiêu chuẩn thực hiện: Theo tiêu chuẩn ISO 14040 /ISO 14044. Quy trình đánh giá vòng đời sản phẩm - LCA, các bạn có thể tham khảo tại đây, theo đó có 4 bước quan trọng để đánh giá LCA.
Tại sao phải Đánh giá vòng đời sản phẩm - LCA, mời các bạn đọc thông tin tại đây
3. Dịch vụ tư vấn EPD (Environmental Product Declaration – Tuyên bố sản phẩm môi trường)
EPD (Environmental Product Declaration - Tuyên bố sản phẩm môi trường) là hồ sơ công bố minh bạch thông tin về các tác động của sản phẩm đến môi trường dựa trên kết quả đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA). Tiêu chuẩn thực hiện: ISO 14025 và EN 15804 PCR.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC đang là một trong các đơn vị triển khai dịch vụ tư vấn kiểm kê khí nhà kính uy tín tại Việt Nam. Với hơn 33 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Công nghệ và Tư vấn CIC đã và đang hợp tác với các Hãng phần mềm/Công ty phần mềm trên thế giới để cung cấp các giải pháp tốt nhất nhằm giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam. Với những thách thức của biến đổi khí hậu và quá trình tiến tới giảm phát thải carbon để Việt Nam tiến tới Net Zero vào năm 2050, CIC mang đến cho các đối tác trọn bộ các giải pháp hiệu quả nhất.
Để được hỗ trợ thông tin về dịch vụ kiểm kê khí nhà kính, vui lòng liên hệ Hotline: 0866.059.659 – Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC.