Nội dung chính

    Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là gì? Đề xuất lộ trình phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính

    10/04/2024

    Lượt xem 391

    Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là lượng khí nhà kính của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung quy định về lộ trình phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

    Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là gì? 

    Theo khoản 33 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là lượng khí nhà kính của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương.

    Theo Điều 12 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP thì chi phí thực hiện phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

    Căn cứ xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính bao gồm:

    - Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và chiến lược, quy hoạch phát triển khác có liên quan;

    - Kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực và cơ sở thuộc danh mục quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này;

    - Lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế.

    Điều 139 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thẩm quyền phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo giai đoạn và hằng năm thuộc về Thủ tướng Chính phủ.

    Bộ TN & Môi trường đề xuất Lộ trình phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính

    Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung quy định về lộ trình phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính. 

    Trước đó, theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, các cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho giai đoạn 2026-2030. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ sở vẫn chưa cung cấp số liệu chi tiết để có căn cứ phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

    Theo kinh nghiệm của các quốc gia đã vận hành thị trường carbon, trong giai đoạn đầu, Chính phủ chỉ phân bổ hạn ngạch cho những lĩnh vực phát thải lớn. Ngoài ra, EU đã bắt đầu áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) nhằm kiểm soát phát thải khí nhà kính và áp dụng mức thuế carbon đối với các mặt hàng nhập khẩu vào EU gồm: sắt thép, nhôm, xi măng, điện, hydro, phân bón. Hoa Kỳ cũng có kế hoạch áp dụng cơ chế CBAM đối với 08 mặt hàng có liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, các cơ sở có trách nhiệm nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần. Kết quả kiểm kê khí nhà kính là cơ sở để vận hành thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Vì vậy, thời điểm phân bổ hạn ngạch cần theo lộ trình phù hợp với thời điểm các cơ sở nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính.

    Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung lộ trình phân bổ hạn ngạch, trong giai đoạn đầu sẽ phân bổ hạn ngạch cho các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 03 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng. Dự kiến có khoảng 200 cơ sở được phân bổ hạn ngạch trong giai đoạn đầu, chiếm khoảng 45% tổng phát thải của các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

    Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất sửa đổi điểm a, b khoản 4 Điều 7 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP như sau:

    • Giai đoạn đến hết năm 2024, cơ sở cung cấp thông tin, số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở.
    • Giai đoạn từ năm 2025 đến hết năm 2030, các cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với hạn ngạch được phân bổ; các cơ sở chưa được phân bổ hạn ngạch xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở theo quy định tại Điều 13 Nghị định này phù hợp với kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực.

    Lộ trình phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính đến 2030

    Sửa đổi Điều 12 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất như sau:

    Giai đoạn 2025 - 2026:

    Đối tượng được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính là các nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất sắt thép, cơ sở sản xuất xi măng thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

    Bộ Công Thương đề xuất lượng hạn ngạch phân bổ hằng năm cho từng nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất sắt thép, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/10/2024. Bộ Xây dựng đề xuất lượng hạn ngạch phân bổ hằng năm cho từng cơ sở sản xuất xi măng, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/10/2024.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính kèm theo danh mục cơ sở dự kiến được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính trước ngày 30/11/2024.

    Căn cứ tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ hạn ngạch cho các cơ sở trước ngày 31/12/2024.

    Giai đoạn 2027 - 2028 và giai đoạn 2029 - 2030:

    Dự thảo nêu rõ, các bộ quản lý lĩnh vực đề xuất danh mục cơ sở được phân bổ hạn ngạch căn cứ cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và lượng hạn ngạch phân bổ hằng năm cho từng cơ sở, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/10/2026 cho giai đoạn 2027 - 2028 và trước ngày 31/10/2028 cho giai đoạn 2029 – 2030.

    Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng cập nhật danh mục cơ sở được phân bổ hạn ngạch và lượng hạn ngạch phân bổ hằng năm cho từng nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất sắt thép, cơ sở sản xuất xi măng, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/10/2026 cho giai đoạn 2027 - 2028 và trước ngày 31/10/2028 cho giai đoạn 2029 – 2030.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính kèm theo danh mục cơ sở dự kiến được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính trước ngày 30/11/2026 cho giai đoạn 2027 - 2028 và trước ngày 30/11/2028 cho giai đoạn 2029 – 2030.

    Căn cứ tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ hạn ngạch cho các cơ sở trước ngày 31/12/2026 cho giai đoạn 2027 - 2028 và trước ngày 31/12/2028 cho giai đoạn 2029 - 2030.

    3 lĩnh vực đầu tiên tham gia phân bổ hạn ngạch phát thải

    Trong thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 3 lĩnh vực đầu tiên tham gia phân bổ hạn ngạch phát thải là: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng. Bộ Công Thương đề xuất lượng hạn ngạch phân bổ hằng năm cho từng nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất sắt thép; Bộ Xây dựng đề xuất lượng hạn ngạch phân bổ hằng năm cho từng cơ sở sản xuất xi măng, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/10/2024. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính kèm theo danh mục cơ sở dự kiến được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính trước ngày 30/11 năm 2024. Căn cứ tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ hạn ngạch cho các cơ sở trước ngày 31/12/2024.

    Ai được phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính hằng năm? Chi phí thực hiện phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính lấy từ đâu?

    Theo quy định này thì chi phí thực hiện phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. 

    Tại Điều 139 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

    Tổ chức và phát triển thị trường các-bon
    ...
    8. Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo giai đoạn và hằng năm.
    9. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan thành lập thị trường các-bon trong nước.
    10. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều này; tổ chức vận hành thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon thế giới.
    ...
    Như vậy, thẩm quyền phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo giai đoạn và hằng năm thuộc về Thủ tướng Chính phủ.