Tin công ty
Trang chủ > Tin tức > Tin công ty > Hội thảo “Giới thiệu ứng dụng công nghệ radar xuyên đất (Georadar – GPR) trong khảo sát, kiểm tra tình trạng thân đê, thân đập” tại Đại học Thủy Lợi26/09/2013
Lượt xem 106
Công nghệ radar xuyên đất (hay còn gọi Georadar -GPR), công nghệ còn tương đối mới tại Việt Nam, là một phương pháp địa vật lý hiện đại dựa trên lý thuyết của trường sóng điện từ ở dải tần số từ 10 - 3000 Mhz để nghiên cứu cấu trúc và đặc tính của kết cấu vật chất nông với độ phân giải cao. Trên thế giới, công nghệ Georadar đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực mang lại hiệu quả thiết thực như ứng dụng bản đồ hóa các công trình ngầm trong thành phố, ứng dụng kiểm tra chất lượng công trình xây dựng, công trình giao thông, khảo sát địa chất và môi trường, ...
Hình 1: Kết quả khảo sát thân đê tại Italia bằng thiết bị GPR của hãng IDS với ăngten tần số 100 Mhz
cho ta thấy các vị trí có sửa chữa và lỗ rỗng.
Việt Nam với đặc thù có hàng chục nghìn hồ, đập lớn nhỏ, hàng ngìn Km đê điều thì công tác đảm bảo an toàn, đặc biệt trong mùa mưa lũ, là một vấn đề cấp thiết đối với ngành thủy lợi. Trong nhiều năm qua công tác đảm bảo an toàn vẫn chưa được đảm bảo tốt, một số sự cố vỡ đập thủy điện, đập chứa nước đã xảy như đập thủy điện Ia Krêl gây thiệt hại 16 tỷ, vỡ đập ở Lào Cai làm chết 22 người, ... Nhà nước đã có các yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc để kiểm tra bảo đảm an toàn hồ đập, đê. Một vấn đề quan trọng để việc khảo sát, kiểm tra được hiệu quả chính là công nghệ, thiết bị phục vụ kiểm tra. Hội thảo được tổ chức với mục đích giới thiệu công nghệ Georadar ứng dụng vào trong công tác khảo sát kiểm tra không phá hủy nhằm phát hiện sớm các bất thường như tổ mối, xói ngầm, lở hàm ếch, ... trong thân đê, thân đập có thể gây nguy hiểm tới kết cấu công trình giúp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn. Thực tế, công nghệ georadar đã được ứng dụng rất hiệu quả trong công tác dò tìm, phát hiện các hố tử thần tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011 với kết quả chính xác 100%
Hình 2: Trình bày về công nghệ Georadar tại phòng hội thảo.
Tại Hội thảo, ngoài việc giới thiệu, trình bày về công nghệ Georadar của hãng IDS (Italia) và các ứng dụng, Công ty cổ phần Tin học và Tư vấn Xây dựng (CIC) cũng tổ chức thử nghiệm thiết bị Georadar Detector duo với ăngten tần số kép 250 & 700 Mhz tại khuôn viên trường nhằm giúp các thầy có sự kiểm chứng thực tế về công nghệ và tính ưu việt trong kiểm tra không phá hủy của Georadar. Trong quá trình thử nghiệm thiết bị, các đối tượng ngầm như cống nước, đường ống,... ở cả vị trí sâu và nông đã được phát hiện đồng thời và thể hiện trực quan trên màn hình thiết bị Georadar.
Hình 3: Thử nghiệm thiết bị Dector Duo tại khuôn viên Trường đại học Thủy Lợi
Buổi Hội thảo và Thử nghiệm thiết bị đã diễn ra thành công tốt đẹp. Các thầy tại Khoa Công trình, ... đánh giá cao công nghệ, thiết bị Georadar của hãng IDS cũng như tinh thần làm việc nhiệt tình, chuyên nghiệp của nhân viên CIC. Các thầy cũng mong muốn trong thời gian tới giữa hai đơn vị sẽ có sự trao đổi nhiều hơn về các công nghệ, thiết bị nhằm đưa những tiến bộ khoa học mới nhất vào ứng dụng trong ngành thủy lợi.