Tin chuyên ngành
Trang chủ > Tin tức > Tin chuyên ngành > Khí hóa than ngầm: Tiềm năng lớn nhưng còn nhiều thách thứcHơn 2.000 doanh nghiệp phải kiểm kê khí nhà kính trước ngày...
CIC tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và...
BIM (Building Information Modeling) là gì? BIM đã san bằng sân chơi...
Chi phí thực hiện LCA và công bố EPD trên nền tảng...
Bộ Xây dựng ban hành thông tư hướng dẫn quy trình, quy...
29/01/2024
Lượt xem 28
Một giếng khoan được khoan xuống vỉa than, sau đó được đốt cháy. Oxy được bơm vào để đốt cháy và thúc đẩy các phản ứng khí hóa tạo ra hỗn hợp khí được tạo thành chủ yếu từ hydro (H2), carbon monoxide (CO), carbon dioxide (CO2) và một lượng metan (CH4). Những khí này sau đó được đẩy ra giếng khoan thứ hai để khai thác trên bề mặt. Quá trình khí hóa than theo cách này tạo ra một khoang trống dưới mặt đất, kích thước của khoang này phụ thuộc vào tốc độ nước chảy vào từ mực nước ngầm, hàm lượng nhiệt của than, vị trí và hình dạng của giếng, cũng như độ dày của vỉa than.
Công nghệ UCG thứ 1: Công nghệ sử dụng giếng đứng và đốt ngược để mở đường dẫn bên trong than. Quá trình này đã được sử dụng ở Liên Xô và sau đó được thử nghiệm ở Chinchilla, Australia.
Công nghệ UCG thứ 2: Bắt đầu từ Từ năm 1974 đến năm 1989, hoạt động nghiên cứu và phát triển UCG đã tăng lên ở Châu âu và Hoa Kỳ. Cơ sở ứng dụng công nghệ khoan dầu khí để tạo các lỗ khoan ngay trong vỉa than. Nó có một điểm phun có thể di chuyển được gọi là CRIP (điểm phun rút có kiểm soát) và thường sử dụng oxy được làm giàu để khí hóa than.
Các dự án của UCG đã được phát triển rộng rãi ở Australia. Dự án Chinchilla ở Queensland là dự án trình diễn lớn gần đây nhất, hoạt động từ năm 1997 đến năm 2003. Các nhà phát triển dự án tuyên bố rằng 35.000 tấn than đã được khí hóa mà không hề thấy hiện tượng sụt lún hoặc ô nhiễm nước ngầm. Dự án đã đạt được mức thu hồi 95% tài nguyên than, thu hồi 75% tổng năng lượng.
Đốt cháy than đá tạo ra CO2, và quá trình Khí hóa than ngầm (UCG) cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, UCG mang lại tiềm năng cải thiện cho việc lưu trữ carbon (CCS). Khí tổng hợp từ UCG có thể tách CO2 để lưu trữ hoặc sử dụng. Nghiên cứu về lưu trữ CO2 dài hạn đang diễn ra, với mục tiêu lưu trữ vào các tầng nước mặn, mỏ dầu, khí đã cạn kiệt, và các tầng than không khai thác. Việc sử dụng khoảng trống UCG để lưu trữ CO2 có ưu điểm lớn, nhưng đối mặt với thách thức về tính toàn vẹn của khoảng trống, tác động axit, và rủi ro rò rỉ kim loại và chất hóa học vào nước ngầm.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ TƯ VẤN CIC
Trụ sở chính:
Điện thoại: 086 893 4576
Email:
Website:
Chi nhánh Tp HCM:
Điện thoại:
Email:
Sản phẩm
Dịch vụ
Kết nối facebook
© Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC | Chính sách sử dụng và bảo mật thông tin