Nội dung chính

    Nghiên cứu về việc kiểm tra truyền tải điện bằng công nghệ LiDAR

    08/12/2021

    Lượt xem 16

    Với sự phát triển nhanh chóng của xây dựng dân dụng và nhu cầu sử dụng điện gia tang trong những năm gần đây yêu cầu hệ thống truyền tải điện phát triển đáng kể. Đồng thời việc quản lý hiệu quả của hệ thống truyền tải quy mô lớn này và đảm bảo hệ thống truyền tải hoạt động ổn định càng trở lên quan quan trọng để đảm bảo tính bền vững về kinh tế. Việc mất điện không chỉ gây tổn thất cho các công ty lưới điện mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng cuối cùng và toàn xã hội. Với hệ thống truyền tải ngày càng dài, các phương pháp giám sát truyền thống không còn đủ để đáp ứng các yêu cầu bảo trì. Do đó, cần có nhiều phương pháp kiểm tra tự động hơn và thông minh hơn, việc sử dụng công nghệ LiDAR là một giải pháp phù hợp.

    Những thách thức liên quan đến bảo trì lưới điện

    Khi quy mô lưới điện được mở rộng nhanh chóng, số lượng đường dây truyền tải điện đường dài tăng lên đều đặn. Ngày càng có nhiều đường dây tập trung ở các vùng núi. Để thực hiện việc bảo trì đường dây điện hàng ngày, quản lý tài sản , giải quyết sự cố điện, cần phải giám sát liên tục. Hiện nay, hầu hết việc kiểm tra hàng ngày được thực hiện bởi các kỹ sư điện bằng phương pháp đo quang hay quan sát trên mặt đất.

    Những khó khăn của phương pháp truyền thống:

    • Khối lượng công việc cao – số km đường dây điện tăng nhanh dẫn đến khối lượng công việc cao. Các phương pháp kiểm tra truyền thống không thể theo kịp yêu cầu vận hành.
    • Chi phí nhân công cao: các phương pháp truyền thống có tốc độ chậm, chi phí cao, độ chính xác kém và cường độ làm việc cao.

     

    Số hóa đường truyền tải điện bằng máy bay không người lái kèm công nghệ LiDAR

    Sự phát triển của công nghệ LiDAR cho phép nó được sử dụng trong các ứng dụng giám sát đường dây truyền tải điện. Với dữ liệu đám mây điểm và phần mềm xử lý chuyên nghiệp, hệ thống đường dây sẽ được dễ dàng được trích xuất và tạo ra dưới dạng mô hình 3D. Ngoài ra, công nghệ LiDAR còn mang đến khả năng tối ưu hóa và kiểm kê tài sản nhanh chóng theo yêu cầu của việc mở rộng hệ thống truyền tải điện. Cảm biến LiDAR ghi lại tọa độ của đường dây điện, cơ sở hạ tầng, thảm thực vật và các đối tượng trong 1 lần quét.

     

     

    Một số lợi ích chính của công nghệ LiDAR:

    • Kiểm tra nghiệm thu cuối cùng của một dự án mạng lưới điện mới. Bao gồm hệ thống đường dây truyền tải, cây cối, tòa nhà, giao lộ ( đường dây điện, đường cao tốc, đường sắt), khoảng cách an toàn, độ dốc, dây tiếp đất…
    • Đơn giản hóa việc tính toán khoảng cách an toàn giữa đường dây điện và thảm thực vật hoặc công trình xây dựng mới. Hỗ trợ ước tính sơ bộ mô hình phát triển của hệ thống thảm thực vật, sự biến dạng của hệ thống đường dây theo nhiệt độ, khoảng cách pha, độ võng