16/04/2021
Lượt xem 172
Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong việc đảm bảo thông tin là đáng tin cậy, vì khi thông tin bị nhân bản ra mà không có sự quản lý kĩ càng thì không ai trong dự án có thể nắm chắc là dữ liệu nào là mới nhất và đúng nhất.
Việc sử dụng môi trường dữ liệu chung để chia sẻ và trao đổi dữ liệu là một ví dụ tốt để đảm bảo được nguyên tắc này, khi mà các bên chia sẻ dữ liệu cho nhau qua một nền tảng quản lý dữ liệu duy nhất. Các nền tảng này thường có chức năng quản lý phiên bản và workflow của tài liệu nên người sử dụng luôn biết được đâu là thông tin mới nhất để phối hợp.
Ở một thời điểm nhất định, một thông tin phải có một tác giả nhất định. Khi tác giả chia sẻ thông tin này cho bên B, thì phải đặt các câu hỏi: "Bên B chỉ dùng thông tin để tham khảo hay sẽ tiếp tục phát triển thông tin này?". Việc xác định rõ câu trả lời cho câu hỏi này sẽ quyết định đến định dạng, và phương thức trao đổi dữ liệu: sẽ bàn giao dữ liệu gốc hay chỉ là dữ liệu trung gian có thể liên kết và xem mà không thể chỉnh sửa? Ngoài ra khi bàn giao từ bên A qua bên B thì cần phải trải qua bao nhiêu bước QA/QC (1 bước? 2 bước). Bên B có thể liên kết trực tiếp dữ liệu mà bên A đang phát triển hay chỉ được liên kết dữ liệu được bên A phát hành mà thôi? Nếu không xác định quy trình trao đổi này, thì dữ liệu dự án sẽ trở nên rối loạn không thể kiểm soát được.
Tôi thường sử dụng BIMcollab ZOOM như là công cụ thẩm tra mô hình trước khi thực hiện liên kết và sử dụng dữ liệu nhận được.
Và từ điều số 11 dẫn đến hiểu lầm số 12...
Real-Time liên kết các bộ môn thường chỉ phù hợp cho các dự án với quy mô nhỏ. Khi tôi thực hiện các dự án lớn, ít khi các phòng ban đồng ý chia sẻ file đang làm việc cho phòng ban khác, mà chỉ được phép truy cập các dữ liệu sau khi được kiểm duyệt (QA/QC) và ban hành (Published), nhằm đảm bảo thông tin được trao đổi luôn là thông tin tin cậy ở thời điểm ban hành. Và các sự cập nhật sẽ được thực hiện đồng loạt thông qua từng phiên bản, từng giai đoạn, nên tạo được sự rõ ràng, không rối loạn khi thông tin được phát triển nhiều lên theo thời gian dự án.
Trong những công việc cần phải thực hiện trong thẩm tra mô hình thì kiểm soát va chạm là một trong những bước quan trọng, nhưng là thường được thực hiện cuối cùng, dẫn đến khi tiến hành kiểm tra, số lượng va chạm lên đến hàng nghìn và gần như không thể kiểm soát nổi trong thời gian ngắn. Trên thực tế, tôi thực hiện việc kiểm soát mỗi ngày ngay trong quá trình mô hình hoá và xử lý ngay khi có thể. Cho nên ở các mốc lớn của dự án cần có sự phối hợp kiểm tra tổng quát thì số lượng đã được giảm thiểu đáng kể giúp đảm bảo chất lượng mô hình và tiến độ thực hiện dự án.
BIMcollab ZOOM cũng là một công cụ rất tốt trong việc kiểm soát va chạm với các tính năng gom nhóm thông minh và trình bày báo cáo rõ ràng chi tiết.
Không phải ứng dụng BIM nào cũng phù hợp để áp dụng, mà nó tuỳ thuộc vào điều kiện của dự án, của thị trường. Nếu cứ cố gắng áp dụng thì có thể dẫn đến việc áp dụng mang tính chất trình diễn. Chẳng hạn, việc mô phỏng tiến độ thi công nếu chỉ sử dụng để thể hiện năng lực phần mềm mà không sử dụng để kiểm soát tiến độ suốt quá trình thi công thì chỉ dẫn đến phí phạm tài nguyên, nhân lực. Và qua thời gian, chủ doanh nghiệp có thể cho rằng BIM không mang lại hiệu quả gì cho doanh nghiệp của họ và dần từ bỏ chỉ bởi vì lựa chọn các ứng dụng BIM thiếu tính thực tế.
Xin kết thúc series bằng một nỗi lo không có thật, hoặc ít ra chưa thể xảy ra sớm tính từ thời điểm tôi viết bài này. Bởi tôi luôn cho rằng, mọi sự tự động hoá đều phải xuất phát từ con người và cũng kết thúc bởi sự kiểm duyệt của con người. Yếu tố chuyên môn và quy trình kiểm soát thông tin vẫn là yếu tố cốt lõi để có thể áp dụng BIM thành công.
Theo: https://thao.work/