Nội dung chính

    Quy định mới nhất về giám sát chấn động nổ mìn

    07/03/2022

    Lượt xem 1041

    Giám sát chấn động nổ mìn theo QCVN 01:2019/BCT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ” là việc sử dụng các phương tiện, thiết bị để đo, phân tích và đánh giá mức độ chấn động, mức độ tác động sóng không khí do nổ mìn gây ra.

    I. Giám sát chấn động

    1. Giới hạn cho phép về chấn động đối với công trình.

    a) Thông số để xác định, đánh giá mức chấn động là giá trị vận tốc dao động phần tử cực trị (mm/s) ở dải tần số (Hz) nhất định đo tại nền đất của công trình.
    b) Trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về VLNCN phê duyệt phương án nổ mìn theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, giá trị vận tốc dao động phần tử cực trị tại nền đất của công trình không được vượt quá mức cho phép quy định tại Bảng vận tốc dao động cực trị cho phép. 

     

    bang-dao-dong-cuc-tri-cho-phep-giam-sat-no-min

     

    Chú thích: Vận tốc dao động phần tử cực trị được đo theo ba hướng vuông góc với nhau, giá trị lớn nhất cho phép được áp dụng với từng phép đo.

    c) Cho phép áp dụng đồ thị mức cho phép của vận tốc dao động phần tử cực trị ở dải tần số thấp để xác định mức cho phép của vận tốc dao động phần tử cực trị ở dải tần số thấp thay cho Bảng vận tốc dao động cực trị cho phép.

     

    tan-so-dao-dong-no-min

     

    2. Việc đo chấn động phải thực hiện ở công trình gần nhất với vị trí nổ mìn.

    Điểm đặt, số lượng điểm đo, phương pháp đặt thiết bị đo thực hiện theo TCVN 7191:2002 và theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Điểm đặt cho kết quả tin cậy là các điểm đặt bên trong công trình có bề mặt đối diện với khu vực nổ mìn. Trường hợp điểm đặt thiết bị đo ở trên mặt đất bên ngoài công trình, điểm đặt phải nằm trong phạm vi mặt công trình hướng về nơi nổ mìn, khoảng cách từ điểm đặt thiết bị đo đến vị trí nổ mìn không nhỏ hơn 20% khoảng cách từ vị trí nổ mìn đến công trình. Mức rung động của công trình được ngoại suy từ kết quả đo tại điểm đặt thiết bị theo TCVN 7191:2002 hoặc theo công thức sau:

    V = V0 x (D0/D) x1,5

    Trong đó: V0 là vận tốc dao động phần tử đo tại điểm đặt thiết bị, mm/s;

    D0 là khoảng cách từ vị trí đặt thiết bị đo đến vị trí nổ mìn, m;

    D là khoảng cách từ vị trí nổ mìn đến công trình, m;

    V là vận tốc dao động phần tử của kết cấu công trình, mm/s.

     

    3. Số lần đo giám sát phải thực hiện không nhỏ hơn với 05 vụ nổ mìn riêng biệt liên tiếp.

     

    II. Giám sát ảnh hưởng tác động sóng xung kích trong không khí

    1. Giới hạn cho phép của tác động sóng không khí đối với con người và công trình
    a) Thông số giám sát ảnh hưởng tác động sóng xung kích trong không khí đối với con người và kết cấu công trình là mức tăng áp suất không khí (áp suất dư) do sóng xung kích trong không khí nổ mìn lan truyền ở dải tần số nhỏ hơn 20 Hz gây ra tại vị trí giám sát. Đơn vị đo là Pascal (Pa) hoặc đêxiben - dB (Lin).

    Đối với các khu vực nhạy cảm (bệnh viện, trường học, khu tôn giáo...) trong trường hợp cần thiết, việc đo giám sát bổ sung mức áp suất âm (mức ồn) ở dải tần số thấp hơn 200 Hz sẽ được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm

    b) Mức quá áp không khí và mức áp suất âm tại công trình không được vượt quá mức cho phép quy định tại Bảng mức giới hạn cho phép.

     

    giam-sat-anh-huong-song-xung-kick

     

    III. Thiết bị giám sát

    1. Thiết bị giám sát chấn động và ảnh hưởng sóng xung kích trong không khí phải đạt yêu cầu tối thiểu sau đây:

    - Đo và ghi lưu trữ hoặc in kết quả giám sát;

    - Dải đặc tính tần số từ 2 Hz đến 200 Hz;

    - Thang đo vận tốc phần tử tối thiểu từ 0,5 mm/s đến 110 mm/s;

    - Thang đo mức âm từ 100 dB đến 142 dB;

    - Giới hạn dưới tần số đo âm: 0,1; 0,2 Hz hoặc 6 Hz;

    - Giới hạn trên tần số đo âm (đáp ứng phẳng) tối thiểu 200 Hz;

    - Có tính năng tự kiểm tra, hiệu chỉnh sai số đầu đo cảm biến.

    2. Thiết bị giám sát phải được hiệu chuẩn theo quy định của nhà chế tạo:

    Cách thức hiệu chuẩn theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Chỉ những tổ chức, cá nhân đủ năng lực, điều kiện được hiệu chuẩn thiết bị giám sát. Việc kiểm tra, hiệu chỉnh sai số đầu đo cảm biến trước và sau mỗi lần đo do người sử dụng thực hiện theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Tối thiểu phải 01 năm 01 lần và sau mỗi lần sửa chữa.


    IV. Báo cáo kết quả giám sát

    1. Báo cáo kết quả giám sát phù hợp với mục đích giám sát nhưng phải gồm các nội dung sau:

    a) Đối tượng giám sát

    - Loại công trình, vị trí địa điểm đo, ngày giờ đo;

    - Hệ số tỷ lệ khoảng cách;

    - Tên người thực hiện giám sát.

    b) Kỹ thuật đo

    - Loại thiết bị, phương pháp đo, ngày tháng thực hiện hiệu chuẩn;

    - Loại đầu đo và kết quả kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị trước khi đo;

    - Dải tần số, tỷ lệ lấy mẫu và thời gian ghi;

    - Vị trí và cách cố định đầu đo.

    c) Điều kiện thời tiết, địa hình và các yếu tố ảnh hưởng, biện pháp loại trừ hiệu chỉnh.
    d) Kết quả đo chấn động và tác động sóng xung kích trong không khí:

    - Số liệu, biểu đồ về thời gian rung động, vận tốc dao động phần tử, tần số dao động theo ba phương vuông góc với nhau và trị số vận tốc dao động phần tử cực trị của từng phương. Mức áp suất âm đỉnh đo được;

    - Phương pháp phân tích sử dụng để đánh giá kết quả đo được;

    - Đồ thị vận tốc - tần số dao động để so sánh kết quả giám sát với mức cho phép theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Quy chuẩn này.

    đ) Giải thích kết quả giám sát và kết luận.

    2. Trường hợp thực hiện nhiều lần đo giám sát cùng một đối tượng, người thực hiện giám sát phải lập thêm báo cáo kết quả giám sát tổng hợp các chi tiết về kết quả đo ghi tại điểm d khoản 1 Điều này.

    3. Kết quả đo giám sát phải được lưu trữ không nhỏ hơn 05 năm tại nơi thực hiện giám sát.

     

    giam-sat-chan-dong

     

    SUMMIT M VIPA là hệ thống được tối ưu hóa tốt nhất cho giám sát liên tục các ảnh hưởng của nổ mìn đối với con người, công trình theo QCVN 01 - 2019:

    - Dữ liệu được truyền liên tục, tự động từ các trạm giám sát về máy chủ thông qua internet, sim 3G/4G.

    - Chức năng cảnh báo khi vượt ngưỡng cài đặt qua SMS, email.

    - Dễ dàng kết nối và điều khiển các trạm giám sát từ xa bằng smartphone.

    - Phần mềm phân tích và tạo báo cáo tự động.

    - Các geophone đo chấn động theo chuẩn DIN đa dạng, phù hợp với nhiều yêu cầu giám sát khác nhau như: trên bề mặt, trong lỗ khoan đứng, lỗ khoan ngang.

     

     

     

    Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

    Trung tâm Giải pháp Phần mềm và Thiết bị Công nghệ (STC)

    Công ty CP Công nghệ và Tư vấn CIC

    ĐC: Số 37 Lê Đại Hành, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

    SĐT: 024 3974 1373  

    Hotline: 0976 268 036