Nội dung chính

    Scan to BIM là gì? Các phương pháp Scan to BIM phổ biến hiện nay

    12/09/2024

    Lượt xem 139

    Scan to BIM là một giải pháp tiên tiến giúp chuyển đổi dữ liệu từ các bản quét 3D thành mô hình thông tin xây dựng (BIM). Công nghệ Scan to BIM mang lại độ chính xác cao và tiết kiệm thời gian trong việc thiết kế và quản lý các dự án xây dựng. Hãy cùng CIC khám phá Scan to BIM và các phương pháp Scan to BIM phổ biến hiện nay nhé!

    Scan to BIM là gì?

    Scan to BIM (Building Information Modeling) là một quy trình sử dụng công nghệ quét 3D để thu thập dữ liệu chính xác về hiện trạng của một công trình, sau đó chuyển đổi dữ liệu này thành mô hình kỹ thuật số 3D chi tiết. Đây là một công nghệ tiên tiến, mang lại sự chính xác cao trong việc mô phỏng các công trình xây dựng, giúp hỗ trợ quá trình thiết kế, quản lý và bảo trì công trình một cách hiệu quả.

    Một số ứng dụng Scan to Bim

    • Cải tạo và nâng cấp tòa nhà
    • Quản lý cơ sở hạ tầng
    • Kiểm tra và giám sát tiến độ xây dựng
    • Lập kế hoạch xây dựng và dự toán chi phí
    • Bảo tồn di sản và tái tạo kiến trúc
    • Quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn

    Các công nghệ quét 3D phổ biến hiện nay

    Các phương pháp Scan to Bim hiện nay?

    1. Máy bay không người lái (UAV)

    Máy bay không người lái (UAV) đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc thu thập dữ liệu từ trên cao. Các UAV thường được trang bị camera hoặc các thiết bị quét laser LiDAR để tạo ra các bản đồ 3D hoặc dữ liệu quét từ trên không. Dữ liệu này sau đó có thể được chuyển đổi thành mô hình BIM để phân tích và thiết kế.

     

    Ưu điểm:

    • Thu thập dữ liệu nhanh chóng và trên diện rộng.
    • Khả năng tiếp cận các khu vực khó tiếp cận hoặc nguy hiểm.
    • Dữ liệu thu thập có độ chính xác cao.

    Nhược điểm:

    • Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
    • Giới hạn thời gian bay và phạm vi hoạt động.

    2. Thiết bị Scan 3D mặt đất

    Thiết bị quét 3D mặt đất, như máy quét laser cố định hoặc di động, được sử dụng rộng rãi để tạo ra các mô hình chi tiết của các công trình, tòa nhà, và hạ tầng. Chúng tạo ra các đám mây điểm (point cloud) với độ chính xác rất cao, giúp tái tạo các chi tiết phức tạp của công trình.

     

    Ưu điểm:

    • Độ chính xác cao, phù hợp với các dự án yêu cầu chi tiết tỉ mỉ.
    • Có thể sử dụng trong nhiều loại dự án khác nhau.

    Nhược điểm:

    • Thời gian quét có thể kéo dài đối với các khu vực rộng lớn.
    • Khó khăn khi thực hiện tại các khu vực khó tiếp cận, khu vực nguy hiểm, trên cao

    3. ROV Scan 3D dưới nước

    ROV (Remotely Operated Vehicle) là các phương tiện điều khiển từ xa dưới nước, ROV sẽ được trang bị thêm các thiết bị quét 3D như Sonar để thu thập dữ liệu dưới nước. Điều này rất hữu ích trong việc kiểm tra và bảo dưỡng các công trình ngầm, cầu cảng, cảng biển và các cấu trúc dưới nước khác.

    Ưu điểm:

    • Có thể thu thập dữ liệu từ các môi trường dưới nước mà con người khó tiếp cận.
    • Thích hợp cho các ứng dụng dưới nước với độ sâu và điều kiện khắc nghiệt.

    Nhược điểm:

    • Yêu cầu về kỹ thuật và đào tạo cao
    • Tốc độ thu thập dữ liệu chậm
    • Tác động của môi trường và điều kiện dưới nước

    CIC đang cung cấp các giải pháp Scan to BIM tiên tiến với ba dòng thiết bị hàng đầu: Máy bay không người lái (UAV), thiết bị quét 3D mặt đất, và ROV quét 3D dưới nước, ứng dụng cho các dự án khác nhau của khách hàng. Tại CIC, chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp toàn diện và tiên tiến, giúp bạn tối ưu hóa quy trình thiết kế và quản lý dự án với độ chính xác và hiệu quả cao nhất.

    Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

    • Trung tâm giải pháp phần mềm và thiết bị công nghệ (STC)- Công ty CP Công nghệ và Tư vấn CIC
    • Hotline: 024 397 41373 & 0976 268 036