Tin chuyên ngành
Trang chủ > Tin tức > Tin chuyên ngành > Thị trường tín chỉ carbon: Những thông tin cần thiết bạn cần biếtTác động của chính sách Net Zero tới kiểm soát lạm phát...
Radiodetection RD8200SG: Tương thích với iOS trong định vị và lập bản...
Ba công nghệ số hóa công trình hàng đầu trong thời đại...
CIC và công ty tư vấn BIM lớn nhất Singapore BIMAGE ký...
5 đặc điểm nổi bật của phần mềm FP FACADE trong thiết...
05/12/2023
Lượt xem 941
Trong bài viết này, Công ty CIC sẽ chia sẻ đầy đủ về bức tranh toàn cảnh của thị trường tín chỉ carbon.
Thị trường tín chỉ carbon là thị trường giao dịch mua bán, trong đó hàng hóa được giao dịch được tính trên đơn vị tấn carbon, cụ thể có 2 loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường là hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon.
Hạn ngạch phát thải là khối lượng khí nhà kính, quy về đơn vị tấn CO2 tương đương mà cơ quan quản lý cho phép một cơ sở/đối tượng/tổ chức được phép phát thải trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu cơ sở đó phát thải quá hạn ngạch được quy định thì sẽ phải mua hạn ngạch của cơ sở khác hoặc tín chỉ carbon trên thị trường để bù trừ phần vượt quá, hoặc sẽ bị phạt bởi cơ quan quản lý nhà nước.
Tín chỉ carbon là đại diện cho lượng tấn CO2 tương đương mà một hoạt động có thể tạo ra, dựa trên khả năng hấp thụ hoặc loại bỏ khí nhà kính của hoạt động đó (ví dụ: hoạt động trồng rừng, thu hồi khí để phát điện) hoặc dựa trên khả năng giảm phát thải của hoạt động đó so với các hoạt động thông thường khác (ví dụ: năng lượng tái tạo giúp giảm phát thải so với năng lượng hóa thạch, tiết kiệm năng lượng giúp giảm phát thải so với thực hành không tiết kiệm, v.v).
Hiện nay, thị trường carbon được phân chia thành 2 loại như sau:
Đây là thị trường mà trong đó các cơ sở bắt buộc phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, thể hiện ở lượng hạn ngạch phát thải mà cơ quan quản lý phân bổ cho mỗi cơ sở. Các cơ sở được phép mua bán trao đổi lượng hạn ngạch này trên thị trường, ví dụ: cơ sở phát thải ít sẽ dư hạn ngạch để bán cho các cơ sở phát thải nhiều bị thiếu hạn ngạch. Tổng phát thải của thị trường sẽ không đổi. Do đó, mục đích chính của thị trường bắt buộc là để kiểm soát phát thải. Hàng hóa chính được giao dịch là hạn ngạch phát thải (nên thị trường carbon bắt buộc được đặc trưng bởi cơ chế giao dịch hạn ngạch phát thải), có thể cho phép sử dụng một lượng nhỏ tín chỉ carbon (thường 5-10%).
Đây là thị trường mà trong đó các doanh nghiệp tự nguyện thực hiện giảm phát thải khí nhà kính và mua tín chỉ carbon để đạt được mục tiêu này. Ví dụ, doanh nghiệp cam kết thực hiện net-zero, tuy nhiên do nhu cầu sản xuất kinh doanh họ vẫn phải dùng một lượng nhiên liệu hóa thạch nhất định, họ sẽ mua tín chỉ carbon trên thị trường để bù trừ cho phát thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch này. Như vậy, hàng hóa được giao dịch trên thị trường tự nguyện là tín chỉ carbon.
Thị trường carbon quốc tế bắt đầu hình thành theo các cơ chế của Nghị định thư Kyoto có hiệu lực từ năm 2005 trong đó các nước đã phát triển như Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, v.v phải cam kết giảm phát thải và họ có thể sử dụng các công cụ linh hoạt để thực hiện cam kết này, bao gồm 3 cơ chế: cơ chế giao dịch phát thải quốc tế (international emission trading), cơ chế đồng thực hiện (joint implementation) và cơ chế phát triển sạch (clean development mechanism).
Để đạt được mục tiêu này, các nước, như Châu Âu đã hình thành cơ chế giao dịch phát thải trong nước, hay thị trường carbon của mình. Hiện nay trên thế giới có khoảng 47 thị trường như vậy. Việt Nam cũng dự kiến thực hiện thí điểm thị trường carbon trong nước từ năm 2025 và vận hành chính thức từ năm 2028.
Thị trường carbon lớn trên thế giới hiện nay có EU, Anh, Hàn Quốc, Bắc Mỹ, Canada và New Zealand.
Các thị trường carbon có thể sử dụng tín chỉ từ các cơ chế tín chỉ carbon quốc tế như (Clean Development Mechanism – CDM là cơ chế trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto, Joint Crediting Mechanism – JCM là cơ chế hợp tác song phương giữa Nhật Bản và các nước, hoặc các tiêu chuẩn tín chỉ carbon độc lập như Verified Carbon Standard – VCS , Gold Standard – GS, Global Carbon Council – GCC, v.v). Một số quốc gia tự xây dựng cơ chế tạo tín chỉ riêng cho thị trường carbon trong nước của mình, ví dụ Trung Quốc có China Certified Emission Reductions (C-CERs), Thái lan có Thailand Voluntary Emission Reductions (T-VERs).
Giá tín chỉ carbon được xác lập dựa trên cung và cầu trên thị trường. Giá tín chỉ carbon khác nhau phụ thuộc vào 3 yếu tố chính như sau:
Giá tín chỉ carbon tại một số nước châu Âu dao động xấp xỉ 80 Euro/ tín chỉ carbon.
Thị trường carbon tạo cơ chế để các doanh nghiệp có thể giảm phát thải khí nhà kính một cách linh hoạt, hiệu quả về kinh tế.
Với những doanh nghiệp phải giảm phát thải bắt buộc, họ có thể cân nhắc tự thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính có chi phí thấp trước. Với các biện pháp đòi hỏi chi phí đầu tư cao, họ có thể thay thế bằng mua hạn ngạch và tín chỉ carbon trên thị trường carbon.
Với các doanh nghiệp chủ động đầu tư công nghệ tiên tiến, mang lại lợi ích giảm phát thải, họ có thể phát triển dự án tín chỉ carbon và tận dụng được nguồn thu từ việc bán tín chỉ carbon ra thị trường.
Đối với các doanh nghiệp phát triển, bảo vệ rừng, mang về nguồn thu lớn từ việc hình thành tín chỉ carbon và giao dịch trên thị trường.
Bộ Tài chính cũng đang thực hiện nghiên cứu, đánh giá cho việc xây dựng và thiết lập sàn giao dịch tín chỉ carbon trong nước của Việt Nam để bắt đầu thí điểm từ năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028. Lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
Cũng trong năm 2022, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 01/2022/QĐ-TTg trong đó quy định danh mục 1,912 doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và tham gia vào thị trường carbon trong nước. Các doanh nghiệp này sẽ cần gửi thông tin báo cáo kiểm kê khí nhà kính từ năm 2023, thông tin này sẽ là cơ sở để Bộ Tài nguyên thực hiện phân bổ hạn ngạch phát thải cho từng cơ sở. Hiện danh sách các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm kê đang được Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục rà soát và cập nhật.
Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận, thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn và định hướng phát triển của quốc gia, cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với quốc tế và xu hướng phát triển thị trường tín chỉ carbon toàn cầu, góp phần tận dụng tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước trong việc tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Việt Nam đang xây dựng Đề án Thành lập Thị trường tín chỉ carbon nhằm bảo đảm thị trường tín chỉ carbon trong nước hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện và thông lệ quốc tế; hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường tín chỉ carbon, tăng sức cạnh tranh của quốc gia theo hướng phát triển kinh tế phát thải ít carbon và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.
Hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam gồm 2 loại: Hạn ngạch phát thải khí nhà kính; tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận được giao dịch trên sàn giao dịch của thị trường trong nước.
Chủ thể tham gia thị trường bao gồm: Cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính; các tổ chức thực hiện chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon; tổ chức và cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật; tổ chức hỗ trợ giao dịch.
Mọi thông tin chi tiết về thị trường tín chỉ carbon, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0866.059.659 để được hỗ trợ các thông tin cần thiết.
Lộ trình phát triển thị trường các-bon trong nước, gồm 02 giai đoạn:
|