Nội dung chính

    Thúc đẩy mục tiêu giảm khí thải carbon trong ngành sản xuất xi măng tại Việt Nam

    03/02/2023

    Lượt xem 178

    Để thực hiện được mục tiêu giảm phát thải carbon ra môi trường, tiết kiệm nhiên liệu sử dụng, các doanh nghiệp xi măng cần ứng dụng các công nghệ hiện đại khác nhau trong nhiều khâu của quy trình sản xuất.

    Cam kết của Việt Nam tại COP 26

    Tại Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP26 diễn ra từ 31/10/2021 đến 12/11/2021 tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam cam kết của Việt Nam giảm phát thải khí carbon đạt mức bằng 0 vào năm 2050; đồng thời kêu gọi công bằng, công lý cho vấn đề biến đổi khí hậu.

    Thực tế, ngay sau hội nghị tầm cỡ kể trên, Chính phủ Việt Nam đa ban hành nghị định số 06/2022/ND-CP ngày 07/01/2022 Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô dôn và theo sau là Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 về danh mục các lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính cần phải hiện việc kiểm kê khí nhà kính, trong đó liệt kê 1.912 doanh nghiệp ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, trong đó có 53 doanh nghiệp ngành xi măng, xuất hiện đầy đủ các doanh nghiệp đầu ngành về xi măng như Xuân Thành, các đơn vị công ty con của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM), Thành Thắng, The Vissai, …

    Dự kiến, thời gian tới, danh sách này sẽ còn tiếp tục gia tăng khi Chính phủ, các cơ quan chuyên môn sẽ tập trung hơn nữa về vấn đề giảm phát thải khí nhà kính này nhằm sớm đạt được mục tiêu mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết trước đó.

     

     

    Doanh nghiệp xi măng cần làm gì để giảm phát thải carbon?

    Theo Global Cement Review, ngành xây dựng chiếm khoảng 11% lượng phát thải CO2 do con người tạo ra. Trong đó, lượng phát thải CO2 do sản xuất xi-măng trên toàn cầu chiếm tới 7% - nhiều hơn cả ngành hàng không, vận tải biển và vận tải đường dài cộng lại. Điều này đặt ngành công nghiệp sản xuất xi măng đối diện với nhiều thách thức, nhất là liên quan đến các yêu cầu về phát triển xanh, bền vững, hạn chế tối đa những tác động nguy hại đến đời sống môi trường.

    Thực tế, các doanh nghiệp xi măng Việt Nam vẫn không ngừng ứng dụng những công nghệ mới vào quá trình sản xuất của mình thông qua việc đầu tư các dây chuyên công nghệ hiện đại cho phép tiêu thụ cả các loại nhiên liệu có nhiệt trị thấp, sử dụng đá vôi nhân tạo,… Tuy nhiên, để tạo được hiệu quả tối ưu nhất, các công nghệ ứng dụng trong quản lý, vận hành từng công đoạn, nhà máy cũng cần được chú trọng nhằm tiết kiệm tối đa chi phí nhiên liệu, sản xuất và giảm phát thải carbon ở từng khâu sản xuất.

     

    Giải pháp Delta Zero (Hãng Carbon RE, Vương quốc Anh)

    Delta Zero từ Carbon RE là giải pháp công nghệ, hệ thống IOT kết hợp phần mềm và thiết bị giúp hỗ trợ, tư vấn, hỗ trợ quá trình vận hành nhà máy sản xuất xi măng nhằm hướng đến mục tiêu đạt đến quy trình vận hành tối ưu (Optimum).

     

     

    Delta Zero ứng dụng các thành tựu mới nhất trong AI (trí tuệ nhân tạo) và machine learning (học máy), từ các dữ liệu được trả về từ các giai đoạn quan trọng như trong tháp trao đổi nhiệt (preheater) và lò nung (kiln), nơi tập trung 100% nhiên liệu và lượng khí thải của quá trình sản xuất để đưa ra các đề xuất trong quá trình vận hành, nhằm tiết kiệm năng lượng, cắt giảm chi phí và giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất.

    Delta Zero có thể giúp các nhà máy sản xuất xi măng tiết kiệm 10% chi phí cho nhiên liệu hằng năm, giảm lượng phát thải carbon lên đến 10%, từ đó tiết kiệm về cho doanh nghiệp từ 3-10 triệu USD mỗi năm.

    Mọi thông tin chi tiết về giải pháp Delta Zero, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0866.059.659