Tin công ty
Trang chủ > Tin tức > Tin công ty > Tổ chức thành công Hội thảo “Giải pháp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp xi măng và thép tại Việt Nam”Tác động của chính sách Net Zero tới kiểm soát lạm phát...
Radiodetection RD8200SG: Tương thích với iOS trong định vị và lập bản...
Ba công nghệ số hóa công trình hàng đầu trong thời đại...
CIC và công ty tư vấn BIM lớn nhất Singapore BIMAGE ký...
5 đặc điểm nổi bật của phần mềm FP FACADE trong thiết...
22/05/2023
Lượt xem 155
Tham dự hội thảo có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng; lãnh đạo Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam; lãnh đạo Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam; các chuyên gia trong nước và quốc tế, đại diện doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu xây dựng, tư vấn, thiết kế.
Phát biểu khai mạc hội thảo, được sự ủy quyền của lãnh đạo Bộ Xây dựng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường Vũ Ngọc Anh cho biết, ngành Xây dựng đóng góp vào phát thải khí nhà kính quốc gia từ 2 nguồn: từ quá trình công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, phần lớn là sản xuất xi măng phát sinh trong nung clinker); từ quá trình sử dụng năng lượng là nhiên liệu hóa thạch cho các hoạt động và vận hành sản xuất, thương mại là phát thải trực tiếp, thuộc nhóm phát thải năng lượng.
PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng - Phát biểu tại hội thảo
Sản xuất xi măng và sản xuất thép sử dụng năng lượng và nhiên liệu hóa thạch lớn. Bên cạnh đó, việc phát thải từ quá trình sử dụng điện lưới cho các hoạt động sản xuất, thương mại đã được tính đến trong hệ thống kiểm kê quốc gia thuộc nhóm sản xuất năng lượng và được xem là phát thải gián tiếp. Việc giảm nhu cầu sử dụng điện sẽ đóng góp vào giảm nhu cầu xuất năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.
Theo Vụ trưởng Vũ Ngọc Anh, thời gian qua, Bộ Xây dựng đã thực hiện kiểm kê khí nhà kính cho nhóm ngành vật liệu xây dựng ưu tiên. Trong đó, sản xuất xi măng là ngành có tỷ trọng phát thải khí nhà kính lớn nhất, chiếm 70% tổng phát thải trong sản xuất vật liệu xây dựng năm 2015, tức khoảng 44 triệu tấn CO2. Tỷ trọng này tăng lên 75% năm 2020, tức 65,25 triệu tấn CO2. Hệ số phát thải của từng nhóm ngành sản phẩm cũng cho thấy cường độ phát thải và phát thải công nghiệp của nhóm với và xi măng là cao nhất.
Ngành công nghiệp thép cũng là ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn, tiêu thụ năng lượng của ngành thép ngày càng tăng, chiếm xấp xỉ 5,2% tổng tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp với tổng phát thải khí nhà kính là 12,7 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2016 (theo nguồn của Bộ Tài nguyên và môi trường, 2020).
Hiện nay, Việt Nam có 50 cơ sở sản xuất xi măng và 91 cơ sở sản xuất thép đã được ghi nhận là đơn vị đầu tiên phải thực hiện nghĩa vụ kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và danh sách các doanh nghiệp sẽ được cập nhật 2 năm một lần. Các đơn vị cần thực hiện kiểm kê theo năng lực của mình đến năm 2026, bắt đầu xây dựng và triển khai các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để đáp ứng quota trước khi được phép tham gia thị trường giao dịch tín chỉ carbon.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam Christoph Prommersberger cho biết, không có hành động đơn lẻ nào có thể đưa chúng ta đến trạng thái trung hòa carbon. Xanh hóa sản xuất công nghiệp là một trong những nỗ lực quan trọng để đạt được cam kết bằng 0 tổng thể này. Để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chúng ta cần hành động khí hậu cụ thể và ngay lập tức. Mọi con mắt và kỳ vọng hiện đang đổ dồn vào các công ty và chính phủ. Ông khẳng định, tham gia vào giao dịch carbon là một công cụ quan trọng để huy động vốn và từ đó đạt được các mục tiêu giảm nhẹ
Ông Christoph Prommersberger - Phó Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm cho đến khi thực hiện đầy đủ các cách tiếp cận dựa trên thị trường quốc tế cho phép các nước tham gia. Hà Lan mong muốn được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với Việt Nam và mong muốn tăng cường hơn nữa các quan hệ hợp tác nhằm tạo ra cơ hội mới. Hội thảo hôm nay sẽ là một nền tảng để cùng xác định các cơ hội hợp tác hơn nữa giữa các quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức tài chính và tổ chức tri thức của hai bên nhằm hướng tới một lĩnh vực xây dựng xanh và hiệu quả hơn.
Cùng với đó, Tham tán Đại sứ về Biến đổi khí hậu, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam Mark George nhấn mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong những năm qua và đang ngày càng được quan tâm phát triển trong thời gian tới.
Ông Mark George - Tham tán Đại sứ về Biến đổi khí hậu, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam
Ông Mark George đánh giá cao việc thực hiện các cam kết quốc tế của Chính phủ Việt Nam, trong đó có những nỗ lực trong giảm phát thải khí nhà kính nói chung, trong ngành công nghiệp xi măng và thép tại Việt Nam nói riêng. Đồng thời cho biết, việc Việt Nam có kế hoạch điều tiết thị trường carbon trong nước vào năm 2025 và cho rằng đây là một bước quan trọng vì nó sẽ giúp các doanh nghiệp giảm phát thải carbon một cách hiệu quả và tăng khả năng tương thích với các cơ chế định giá carbon quốc tế. Điều này cũng sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU và Hoa Kỳ bằng cách giúp các sản phẩm của Việt Nam tránh được thuế nhập khẩu dựa trên khí thải. Nằm trong top đầu các quốc gia xuất khẩu xi măng và sắt thép, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc xanh hóa sản xuất trong những ngành đặc thù này. (Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,5 tỷ USD sắt thép, 15 triệu USD xi măng sang EU).
Sau phần tham luận của các chuyên gia, diễn giả, đại diện các doanh nghiệp Carbon RE và Strive by STX đã đưa ra các giải pháp công nghệ nhằm giảm phát thải khí trong 2 ngành công nghiệp xi măng và thép.
Tại hội thảo, đại diện hãng Carbon Re (Vương quốc Anh) đã giới thiệu giải pháp Delta Zero. Đây là giải pháp IOT (Internet of Things) ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) và Machine Learning (Học máy) vào hỗ trợ khâu vận hành nhà máy xi măng và thép giúp giảm tối đa chi phí nhiên liệu và giảm phát thải carbon trong quá trình sản xuất.
Mr. Kelly Cailes – Phó Chủ tịch – Phụ trách dự án, Carbon RE (Vương Quốc Anh)
Thực tế cho thấy, Delta Zero có thể giúp các nhà máy xi măng và thép tiết kiệm từ 8 - 10% chi phí nhiên liệu và giảm từ 15-20% lượng phát thải carbon hằng năm. Theo đó, Delta Zero sẽ nhận dữ liệu thực tế từ nhà máy, xem xét các giai đoạn quan trọng tại tháp trao đổi nhiệt (preheater) lò nung (kiln), từ đó đưa ra những đề xuất vận hành cho các kỹ thuật viên tại phòng điều khiển trung tâm (CCR) để tối ưu năng lượng sử dụng và giảm tối đa lượng khí thải carbon. Một ưu điểm của Delta Zero đó là các nhà máy muốn ứng dụng Delta Zero không cần phải đầu tư vốn để thay đổi hệ thống phần cứng của nhà máy, thời gian triển khai nhanh, không cần tạm dừng hoạt động của nhà máy khi triển khai.
Bên cạnh Carbon RE, STX Group là hãng giải pháp đến từ Hà Lan cũng mang đến nhiều giải pháp mới giúp các doanh nghiệp có thể giảm phát thải carbon trong tương lai.
STX Group cung cấp các dịch vụ liên quan đến kiểm kê phát thải carbon; tư vấn, đánh giá các chỉ số phát thải của khách hàng với các tiêu chuẩn của các nước trên thế giới, tư vấn, hỗ trợ thủ tục hồ sơ liên quan tới chứng chỉ phát thải carbon để xuất khẩu hàng hoá vào các nước Châu Âu; tư vấn xây dựng lộ trình cho doanh nghiệp muốn giảm phát thải carbon trong tương lai.
Bên cạnh đó, STX Group cũng là nhà cung cấp hàng đầu Châu Âu về nhiên liệu sinh học, năng lượng tái tạo giúp các doanh nghiệp chuyển đổi sang nhiên liệu xanh, thay thế cho nhiên liệu hóa thạch truyền thống.
Hiện nay, Công ty CP Công nghệ và Tư vấn CIC đang là đối tác chính thức phân phối các giải pháp của Carbon RE và STX tại Việt Nam, Quý Khách hàng và Đối tác có nhu cầu tìm kiếm giải pháp tối ưu nguyên liệu đốt và giảm phát thải khí trong lĩnh vực công nghiệp có thể liên hệ chúng tôi để nhận tư vấn cụ thể nhất!
Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC (BTC)
Mobile: 0866.059.659
Email: tranquynh@cic.com.vn
Một số hình ảnh khác từ hội thảo: