Nội dung chính

    Tuyên bố sản phẩm môi trường (EPD) là gì? Lợi ích và Tiến trình thực hiện của EPD

    31/07/2023

    Lượt xem 5521

    Tuyên bố sản phẩm môi trường (EPD - Environmental Product Declaration) là bộ hồ sơ công khai minh bạch thông tin, quy trình sản xuất và những ảnh hưởng đến môi trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ trong quá trình sản xuất và sử dụng.

    EPD là gì?

    EPD (tên đầy đủ tiếng Anh là Environmental Product Declaration) là một hồ sơ hoàn chỉnh, được các nhà sản xuất soạn theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14025, EN 15804 … Hồ sơ này được xây dựng, xác minh và đăng kí trên là hệ thống EPD International, cho biết hiệu suất môi trường của một sản phẩm từ giai đoạn nguyên liệu thô cho đến khi kết thúc vòng đời. Dựa vào báo cáo LCA (Life Cycle Assessment- Đánh giá vòng đời sản phẩm), hồ sơ EPD đảm bảo tính minh bạch và tin cậy về thông tin môi trường, giúp người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ có tác động môi trường thấp hơn góp phần xây dựng một tương lai bền vững.
     

    LCA là gì?

    Một sản phẩm hoặc dịch vụ từ khi khởi nguyên sinh ra cho đến khi được xử lý hoàn toàn hoặc được tái chế có nhiều ảnh hưởng đối với môi trường, do đó, việc thực hiện đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) đo lường các tác động môi trường của sản phẩm đó trong mọi giai đoạn trong vòng đời của nó – từ sản xuất đến chất thải (hoặc tái chế, v.v.). Ảnh hưởng được biết đến nhiều nhất là vấn đề nóng lên toàn cầu do khí nhà kính (GWP- Global Warming Potential), cho đến những ảnh hưởng như phì dưỡng (sự tăng trưởng bất thường của các sinh vật dưới nước), làm mỏng hoặc thủng tầng ozone, gây ra mưa axit, xói mòn bạc màu đất, giảm số lượng tài nguyên thiên nhiên và nhiều ảnh hưởng khác nữa… từ đó việc đánh giá EPD để có được là thông tin công bố về hiệu suất môi trường của sản phẩm là cần thiết. Thông thường, vòng đời của sản phẩm được mô hình hóa theo các giai đoạn sau:

    • Giai đoạn sản phẩm (A1-A3) thể hiện tác động của nguyên vật liệu thô và quá trình sản xuất;
    • Giai đoạn thi công (A4-A5) thể hiện các tác động của quá trình vận chuyển và lắp đặt, thi công sản phẩm trên công trường;
    • Giai đoạn sử dụng (B1-B7) cho thấy tác động sản phẩm trong quá trình sử dụng, bảo trì, sửa chữa hoặc thay thế;
    • Giai đoạn cuối vòng đời (C1-C4) cho thấy tác động của việc phá dỡ hoặc tháo dỡ, vận chuyển đến xử lý chất thải và mọi quy trình thu hồi hoặc tiêu hủy. 

    Bộ hồ sơ EPD bao gồm:

    •    Kết quả báo cáo LCA (theo tiêu chuẩn ISO 14040/14044, tham khảo tại đây 

    •    Mô tả về doanh nghiệp và sản phẩm

    •    Các giả định được sử dụng trong nghiên cứu LCA cho các phạm vi giai đoạn vòng đời khác nhau

    •    Các quy tắc tính toán được sử dụng (Ví dụ PCR)

    Quy trình để hoàn thiện EPD

    -    Thực hiện lập báo cáo Đánh giá vòng đời sản phâm LCA 

    -    Chuẩn bị hồ sơ EPD theo mẫu được ban hành bởi EPD International

    -    Hồ sơ sau khi nộp sẽ được thẩm định bởi một bên thứ 3 để đảm bảo các thông tin đầy đủ và dữ liệu minh bạch

    -    Sau khi được thẩm tra và phê duyệt, hồ sơ EPD sẽ được công bố công khai trên trang web của EPD International

    EPD mang lại những giá trị gì?

    Mục tiêu tổng thể của EPD là cung cấp thông tin đã được xác minh về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của một sản phẩm và dịch vụ, từ đó đáp ứng các nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau.

    Đối với doanh nghiệp, EPD là cơ sở để doanh nghiệp xác định, đánh giá và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của sản phẩm. Đây chính là giá trị then chốt của EPD, giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về việc giảm tác động đến môi trường, xây dựng lộ trình cải tiến công nghệ sản xuất, cải tiến sản phẩm nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính…

    Đối với người khách hàng, EPD chính là minh chứng thể hiện minh bạch tác động của sản phẩm đến môi trường, điều đó giúp khách hàng hiểu về sản phẩm và dễ dàng đưa ra lựa chọn mua sắm phù hợp. Việc sử dụng nguyên vật liệu có hồ sơ EPD chính là một trong những cách dễ dàng đạt được điểm đánh giá khi các công trình đăng kí đánh giá công trình xanh theo tiêu chuẩn LEED, DGNG hay BREEAM.

    Việc sử dụng nguyên liệu xanh và tái chế, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, giảm thiểu chất thải và quản lý chuỗi cung ứng bền vững là những yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường. Chứng chỉ EPD không chỉ hỗ trợ việc lựa chọn các sản phẩm có tác động môi trường thấp hơn mà còn thúc đẩy việc xây dựng một tương lai bền vững và thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.

    Nhờ sự cam kết và thực hiện chặt chẽ các tiêu chuẩn và quy định về môi trường, chúng ta có thể hướng tới một tương lai hài hòa giữa con người và thiên nhiên, nơi các sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ một cách có trách nhiệm, tôn trọng sự cân bằng của hệ sinh thái, và góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường và hành tinh của chúng ta.

    Tiêu chí để được cấp EPD

    Để đạt được chứng chỉ EPD, sản phẩm phải thỏa mãn một số tiêu chí nghiêm ngặt liên quan đến tính bền vững và thân thiện với môi trường. Dưới đây là những yêu cầu cần thiết để sản phẩm được chứng nhận EPD.

    Sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường

    Sản phẩm cần được sản xuất bằng cách sử dụng các nguyên liệu xanh và có khả năng tái chế. Điều này nhằm giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên và năng lượng, đồng thời hạn chế sự thải ra các chất độc hại và khí thải trong quá trình sản xuất.

    Tiết kiệm năng lượng

    Sản phẩm phải áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng để giảm thiểu lượng khí thải nhà kính và tác động đến môi trường.

    Tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng

    Sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và tuân thủ các quy định về môi trường. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính bền vững và tính thân thiện với môi trường.

    Giảm thiểu chất thải

    Sản phẩm phải giảm thiểu chất thải và tuân thủ các tiêu chuẩn về xử lý chất thải. Điều này giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và đảm bảo tính bền vững của sản phẩm.

    Quản lý chuỗi cung ứng

    Sản phẩm cần phải được sản xuất và quản lý theo một chuỗi cung ứng bền vững. Điều này đảm bảo tính thân thiện với môi trường và xã hội trong toàn bộ quá trình sản xuất và cung cấp sản phẩm.

    Có thể thấy rằng, chứng chỉ EPD đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và tin cậy về thông tin môi trường của các sản phẩm. Nhờ việc đáp ứng những tiêu chí nghiêm ngặt về tính bền vững và thân thiện với môi trường, EPD cho phép người tiêu dùng có cái nhìn rõ ràng hơn về hiệu suất môi trường của sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và sử dụng.

    Việc sử dụng nguyên liệu xanh và tái chế, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, giảm thiểu chất thải và quản lý chuỗi cung ứng bền vững là những yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường. Chứng chỉ EPD không chỉ hỗ trợ việc lựa chọn các sản phẩm có tác động môi trường thấp hơn mà còn thúc đẩy việc xây dựng một tương lai bền vững và thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.

    Nhờ sự cam kết và thực hiện chặt chẽ các tiêu chuẩn và quy định về môi trường, chúng ta có thể hướng tới một tương lai hài hòa giữa con người và thiên nhiên, nơi các sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ một cách có trách nhiệm, tôn trọng sự cân bằng của hệ sinh thái, và góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường và hành tinh của chúng ta.

    Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ liên quan đến kiểm kê khí nhà kính và tư vấn LCA, EPD, nhãn xanh môi trường, quý khách vui lòng liên hệ:

    • Công ty cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC- Trung tâm GPCN ngành Khai khoáng và Vật liệu xây dựng
    • Mr.Quỳnh: 0866059659 / Ms.Thúy: 0332268626