Tin chuyên ngành
Trang chủ > Tin tức > Tin chuyên ngành > Ứng dụng BIM trong xây dựng và Giải pháp từ CIC27/04/2020
Lượt xem 1355
Về bản chất, có thể xem BIM là một hồ sơ thiết kế gồm những tập tin hay dữ liệu kỹ thuật số, chứa các mối liên hệ logic về mặt không gian, kích thước, số lượng, vật liệu của từng cấu kiện, bộ phận trong công trình. Những thông tin này được trao đổi và kết nối trực tuyến với nhau thông qua các phần mềm, để hỗ trợ cho việc quản lý và ra những quyết định liên quan tới công trình.
Việc kết hợp các thông tin về các bộ phận trong công trình với các thông tin khác như định mức, đơn giá, tiến độ thi công... sẽ tạo nên một mô hình thực tại ảo của công trình, nhằm mục đích tối ưu hóa thiết kế, thi công, vận hành quản lý công trình, từ đó đơn giản hóa công việc quản lý và tối ưu hóa chi phí.
1. Thiếu chuyên môn
Khi tiến hành điều tra khảo sát, rất nhiều các công ty xây dựng đã có những báo cáo khác nhau về thách thức và rào cản mà họ phải đối mặt trong khi kết hợp BIM.
Thứ nhất, khái niệm BIM còn khá mới mẻ so với nhiều người, và họ sẽ gặp nhiều vướng mắc khi triển khai. BIM đã được hiểu theo những chiều hướng phức tạp hơn. Tuy nhiên, thách thức khó khăn nhất là thiếu năng lực. Những người trong ngành xây dựng thiếu các kiến thức chuyên môn và kiến thức để thực hiện khái niệm mới này.
2. Ngại thay đổi
Để kết hợp BIM, một cách thức làm việc cởi mở thực sự cần thiết giữa các bên liên quan của dự án.
Trong ngành xây dựng, nơi các nhà quản lý dự án dành phần lớn thời gian ngoài công trường và làm việc theo cách của họ. Tuy nhiên trong trường hợp áp dụng BIM, những người quản lý dự án cần phải tuân theo các hướng dẫn và quy trình nghiêm ngặt. Đây cũng là một trong những thách thức đối với các công ty mới dùng BIM tại Việt Nam.
3. Quản lý thông tin
Một thách thức khác mà các công ty phải đối mặt là việc quản lý thông tin và tài nguyên trong quá trình thực hiện BIM.
Công ty phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp và thầu phụ cũng phải nắm được công nghệ này và tuân thủ đúng nguyên tắc thực hiện. Sự tham gia của các bên như nhà cung cấp và nhà thầu phụ sẽ dẫn đến việc phải quản lý nhiều thông tin hơn. Do vậy các đơn vị cần sáng suốt lựa chọn những đối tác giàu kinh nghiệm để hỗ trợ về trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực.
4. Chi phí phát sinh
Chi phí phần mềm BIM và sự không tương thích với các phần mềm khác cũng là rào cản mà các công ty cần phải lường trước khi chọn BIM. Những thách thức như lỗi phần mềm hoặc các phương thức lập mô hình không chính xác do thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng mô hình 3D.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các công ty đang triển khai BIM cần phải thay đổi quy trình làm việc. Để thực hiện những sự thay đổi cần thiết này, chi phí sẽ được phát sinh. Và các công ty đang boăn khoăn nhiều hơn về chi phí sau khi thực hiện BIM.
BIM cần được nhìn nhận từ quan điểm của giá trị gia tăng. Việc triển khai BIM kèm các phần mềm BIM sẽ gây ra sự thay đổi trong ngành công nghiệp xây dựng. Tuy nhiên lợi ích lâu dài là không thể chối cãi được.
BIM 3D: Với đội ngũ Chuyên gia, Kỹ thuật, IT lâu năm, dày dạn kinh nghiệm. CIC sẽ giúp DN bước đầu áp dụng các phần mềm BIM 3D của Autodesk nhưng vẫn đem lại được sản phẩm bằng những công cụ phù hợp. Nghĩa là các DN sẽ có thể áp dụng luôn vào dự án hiện tại.
BIM 4D: Chúng tôi sẽ tư vấn để chọn ra hướng đi phù hợp nhất, hiệu quả nhất đối với việc áp dụng BIM 4D cho DN. Một trong số đó có Fuzor đã đáp ứng rất tốt trong cấp độ này.
BIM 5D: Vấn đề Chi phí là vấn đề quan tâm hàng đầu của các DN, Vì vậy CIC đã chọn ra được một chuỗi hướng đi để phù hợp nhất với phương hướng phát triển, tình hình năng lực của doanh nghiệp để làm sao ra được hiệu quả tối ưu nhất, ít tốn kém chi phí nhất.
Trong chuỗi giải pháp này có bộ phần mềm Cubicost là bộ phần mềm hỗ trợ bóc tách khối lượng một cách thông minh trên nền tảng BIM và CAD. Giúp giảm thiểu tối đa những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại của các kỹ sư từ đó giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất của công việc bóc tách khối lượng và làm hồ sơ thầu.
Các khối lượng xuất ra trên Cubicost sẽ có diễn giải chi tiết từng cấu kiện một, có thể kiểm tra lại trực tiếp trên mô hình vì vậy việc bảo vệ khối lượng không còn là nỗi lo với các kỹ sư QS.
Digicost: Công cụ kết hợp các dữ liệu từ mô hình BIM xuất ra, từ đấy kết hợp với định mức, đơn giá của Nhà nước, DN để xuất ra một bảng BoQ đầy đủ, tự động hoàn toàn quy trình làm việc về khối lượng của một kỹ sư QS
- Cubicost + Digicost: Từ khối lượng xuất ra trên Cubicost sẽ đưa vào Digicost để ra một bảng BoQ
- Revit + Cubicost + Digicost: Dùng Revit để có thể mô hình có thể sử dụng tốt hơn cho các mục đích BIM tiếp theo như 4D, 6D, đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài cho DN
BIM 6D: Ecodomus là bộ công cụ thông minh giải quyết được bài toán quản lý vận hành hợp với thị trường Việt Nam nhất hiện nay, có thể kết hợp với các ứng dụng BIM khác.