Tin chuyên ngành
Trang chủ > Tin tức > Tin chuyên ngành > Xây dựng 4.0: Tại sao đây là thời điểm để triển khai BIM và xây dựng kỹ thuật số16/03/2021
Lượt xem 39
“Chúng tôi đã thấy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong 2 năm chỉ diễn ra trong 2 tháng” CEO của Microsoft, ông Satya Nadella đã viết trong thư ngỏ với khách hàng vào 30/4/2020. Từ khi đại dịch toàn cầu xảy ra, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã phân tích cách Virus Corona gây ra sự chuyển đổi kỹ thuật số trong mọi ngành một cách nhanh chong. Các doanh nghiệp muốn tồn tại phải thích ứng với một thế giới “điều khiển từ xa”.
Hệ thống MEP
Ngành xây dựng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước đây, công nghệ điều khiển từ xa được khuyên dùng nhưng nay nó đã trở thành một thành phần thiết yếu trong vận hành doanh nghiệp. Sự thay đổi mạnh mẽ này khiến việc áp dụng mô hình BIM và xây dựng kỹ thuật số tăng vọt. Các bên liên quan đang tự hỏi liệu ngành công nghiệp này có bước sang một kỷ nguyên mới hay không. Câu trả lời là có. Ngành xây dựng cần phải chuyển sang thế giới ưu tiên kỹ thuật số.
Ngành xây dựng kỹ thuật ra đời vào những năm 1960 với sự xuất hiện của máy tính hỗ trợ thiết kế (CAD), việc này đã tự động hóa rất nhiều công việc khó khăn trong thiết kế và tính toán kỹ thuật. Sử dụng máy tính để tự động hóa các công việc thường xuyên đã nhân lên năng suất của các nhà thiết kế, người soản thảo và cho phép con người làm được nhiều việc hơn.
Sau đó, vào những năm 1970, phần mềm mô hình BIM đầu tiên đã ra đời. BIM đã đưa ngành xây dựng kỹ thuật số đi được một bước tiến xa bằng cách kết hợp thêm các giao dịch với mô phỏng quy trình xây dựng. Điều này đã gắn kết các dữ liệu chuyên ngành lại với nhau. BIM đã cách mạng hóa ngành công nghiệp bằng cách hợp lý hóa vòng đời của các dự án. Mặc dù giá trị của phần mềm là rõ ràng, tuy nhiên nó đã vượt qua ranh giới để trờ thành xu hướng chủ đạo. Cho đến nay, công nghệ vẫn là mỗi quan tâm hàng đầu.
Hệ thống MEP được mô phỏng bằng AR
Trong suốt thập niên trước, người trong ngành xây dựng bị tăng thu hút bởi một số vấn đề. Đầu tiên là việc xây dựng không theo kịp mức năng suất toàn cầu. Số liệu được thu thập bởi McKinsey cho thấy 1994-2012, mức năng suất trong ngành xây dựng vẫn giữ nguyên trong khi các lĩnh vực khác như sản xuất thì tăng vọt. Không áp dụng công nghệ mới, tổ chức kém, quản lý thiếu sót và giao tiếp không đầy đủ đã góp phần làm giảm năng suất của ngành xây dựng và đang tiêu tốn ước tính khoảng 1,6 tỷ đô la mỗi năm.
Năng suất không phải là vấn đề duy nhất cản trở việc xây dựng. Làm lại cũng là mối quan tâm lớn đối với nhiều người. Vào năm 2018, nghiên cứu do FMI Corp và PlanGrid thực hiện đã chứng minh rằng việc làm lại đang tiêu tốn 177 tỷ đô la của ngành công nghiệp mỗi năm. Diễn đàn Xây dựng Navigant gần đây đã điều tra chi phí làm lại và phát hiện ra nhiều dữ liệu đáng báo động hơn. Cuộc khảo sát này cho thấy chi phí làm lại trung bình là 9% tổng chi phí dự án.
Các vấn đề năng suất và làm lại trở thành vấn đề đáng lo ngại hơn khi xem xét đến các xu hướng do đại dịch gây ra. Số liệu thống kê do IBM thu thập cho thấy đại dịch đã gây ra nhiều áp lực tài chính cho các giám đốc điều hành. Khoảng 85% giám đốc điều hành hiện nay quan tâm đến ngân sách và dòng tiền, gấp đôi những gì được báo cáo vào năm ngoái. Đại dịch đã thắt chặt ngân sách và khiến chi phí trở thành vấn đề hàng đầu với các nhà điều hành doanh nghiệp. Ngày nay, các hoạt động xây dựng và làm lại không hiệu quả đã được giảm đáng kể.
Đại dịch cũng làm thay đổi thứ tự ưu tiên trong ngành xây dựng. Làm việc từ xa và giãn cách xã hội đã khiến số hóa trở thành ưu tiên của nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Một cuộc khảo sát của KPMG tiết lộ tằng 74% CEO Mỹ cho rằng các hoạt động đã được số hóa do đại dịch. Do tiêu chuẩn toàn cầu mới là các dữ liệu kỹ thuật số phi tập trung, nên việc xây dựng sẽ cần phải tuân theo một cách hợp lý.
Một view mô hình từ phía trên
Có 4 xu hướng: năng suất cao, làm lại tốn kém, lo ngại về ngân sách và kêu gọi số hóa, có thể được hỗ trợ khi áp dụng BIM. Đầu tiên, BIM hỗ trợ năng suất bằng cách đưa ra kế hoạch thực thi cho bản dựng. Với BIM, mỗi giao dịch sẽ đóng góp vào một mô hình kỹ thuật số trung tâm của dự án. Mô hình trung tâm này cung cấp lộ trình rõ ràng cho các bước tiếp theo. Khi được thực thi chính xác, quá trình xây dựng sẽ tiến hành theo quy trình làm việc được sắp xếp hợp lý và loại bỏ các quy trình không hiệu quả.
Kết hợp các ngành lại với nhau cũng phát hiện ra các xung đột trước khi đưa vào thực hiện. Kết hợp theo cách này sẽ giải quyết vấn đề thứ hai: làm lại. Thông thường, việc làm lại là hậu quả của lập kế hoạch yếu kém và thông tin sai. Tất cả các thông số đều được đưa vào việc tạo mô hình BIM trung tâm trong quá trình tiền cấu trúc chắc chắn sẽ loại bỏ lỗi.
Loại bỏ sai sót và hợp lý hóa quy trình xây dựng cũng đáp ứng các mỗi quan tâm về ngân sách. Với lộ trình hiệu quả theo mô hình BIM, các nhà điều hành có thể tin tưởng rằng ngân sách của họ chỉ được sử dụng cho các hoạt động cần thiết.
Và cuối cùng, BIM cũng đáp ứng được nhu cầu vận hành phi tập trung hóa và kỹ thuật số hóa hiện nay. Với một mô hình 3D tập trung, các bên liên quan của dự án có thể lập kế hoạch, kết hợp và đưa ra quyết định trong thời gian thực ở bất kì nơi đâu. Các cuộc họp tại chỗ hoặc trực tiếp không còn cần thiết. Các đội ở ví trí xa có thể quyết định dựa trên mô hình.
Trong buổi phỏng vẫn gần đây cho loạt bài Graphisoft’s By Design, ông Keith Kulynych của Revuelta Architects đã bày tỏ rằng ngành xây dựng đang trên bờ vực của sự thay đổi địa chấn.
Ông cho rằng “Chỉ có cách duy nhất, đó là thông qua BIM. Phải thích nghi với BIM hoặc bị bỏ lại phía sau”
Là một trong những ngành lâu đời nhất, ngành xây dựng đã trải qua mọi cuộc cách mạng công nghiệp. Đã đến lúc các bên liên quan tiếp tục phát huy và áp dụng BIM như giải pháp trong tương lai để duy trì khả năng phục hồi khi quá trình số hóa và phân cấp của thế giới tiếp tục tăng tốc.
Quý khách quan tâm tới các giải pháp phần mềm BIM, dịch vụ tư vấn BIM, dịch vụ đào tạo BIM có thể tìm hiểu thêm tại: Tư vấn BIM